THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT TẠI VIỆT NAM

Qua bài viết trên AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn đọc về Thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật Việt Nam, một trong những dịch vụ mà Luật sư tư vấn cho khách hàng.

1. Tư vấn pháp luật là gì?

Tại Điều 28 Luật Luật sư, Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

Theo quy định trên, phạm vi hành nghề tư vấn của Luật sư không chỉ gói gọn trong việc đưa ra ý kiến mà còn giúp khách hàng của mình trong nhiều khía cạnh pháp luật khác như soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Từ đó giúp cho khách hàng hiểu rõ các vấn đề pháp lý mà mình đã và đang, sẽ gặp phải.

2. Sự ra đời của thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam

- Nghề Luật sư xuất hiện tại Việt Nam từ trước cách mạng tháng tám, trong giai đoạn thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Nam Kỳ, khởi nguồn từ việc toàn quyền Pháp ban hành Nghị địnhh về việc hành nghề bào chữa trước Tòa án Pháp vào ngày 26/11/1867.

- Ngày 10/10/1945 (Sau khi cách mạng tháng tám thành công), chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh số 46/SL, là văn kiện pháp lý của Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên các quy định pháp luật của Nhà nước vào thời điểm đó chỉ mới nhìn nhận nghề luật sư trên phương diện là người giữ vai trò bào chữa cho bị can, bị cáo tại các phiên tòa chứ chưa ghi nhận vai trò tư vấn các vấn đề pháp lý của luật sư.

- Năm 1987 Pháp lệnh Tổ chức luật sư ra đời ghi nhận nghề luật sư và vai trò tư vấn pháp luật của luật sư. Cụ thể tại Điều 13 Pháp lệnh, các hình thức giúp đỡ pháp lý của Luật sư bao gồm: việc tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân, kể cả các tổ chức kinh tế nước ngoài....

- Hệ thống pháp luật Việt Nam lần lượt được bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật đối với nghề luật sư như Pháp lệnh luật sư 2001, Luật Luật sư 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Luật sư 2012. Nhờ thế pháp luật Việt Nam chính thức quy định hành lang pháp lý để thành lập các tổ chức hành nghề luật sư (công ty luật hợp danh, văn phòng luật sư)

Tại Việt Nam, xuất phát từ thực tế là cơ sở pháp lý để thành lập tổ chức hành nghề luật sư từ Pháp lệnh luật sư 2001 có hiệu lực thi hành nên các tổ chức hành nghề luật sư này thành lập và hoạt động chưa dài. Hiện nay các tổ chức hành nghề Luật sư Việt Nam có tuổi đời còn non trẻ, có quy mô vừa và nhỏ so với các quốc gia có nền tư pháp lâu đời. Mặc dù vậy theo xu thế phát triển ngày càng sôi động của thị trường và xu thế đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư nhằm thu hút khách hàng, thị trường tư vấn pháp luật Việt Nam sẽ cho ra đời ngày càng nhiều tổ chức hành nghề có quy mô lớn, đa dạng nhiều lĩnh vực, đủ sức cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư quốc tế có văn phòng tại Việt Nam

Thị trường Việt Nam trong bối cảnh đất nước hội nhập và làn sóng đầu tư nước ngoài đang ồ ạt vào Việt Nam, do không bị chi phối bởi nền tảng lâu đời nên các tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật Việt Nam cung cấp được chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Theo cam kết WTO, Việt Nam đã mở cửa để các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trong một số ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ pháp lý. Cam kết này đã được nội luật hóa thông qua Luật Luật sư 2006. Tại Điều 68 Luật Luật sư 2006 quy định về Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài:

Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài đã được thành lập và đang hành nghề luật sư hợp pháp tại nước ngoài được phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Cam kết và bảo đảm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

2. Cam kết và bảo đảm có ít nhất hai luật sư nước ngoài, kể cả Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục mười hai tháng;

3. Trưởng chi nhánh, Giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam phải có ít nhất hai năm liên tục hành nghề luật sư.

Sự xuất hiện của các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài mang đến cho các tổ chức hành nghề luật sư trong nước cơ hội cọ xát, tiếp xúc với cách thức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, hiện đại của quốc tế, tạo ra động lực giúp các tổ chức hành nghề tư vấn pháp luật trong nước không ngừng hoàn thiện và phát triển; cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật mang tính chuyên môn cao, chuyên nghiệp nhưng vẫn phù hợp với điều kiện về chi phí của các cá nhân, tổ chức trong nước. Trả qua quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm tại các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam có thể tự tin khởi nghiệp hoặc tham gia quản lý các công ty luật danh tiếng, nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư.

Thị trường tư vấn pháp luật luôn là một trong những chất xúc tác không thể thiếu giúp cho nền kinh tế hoạt động thông suốt và hiệu quả. Mặc dù những đóng góp của nền tư vấn pháp luật không thể hiện cụ thể bằng các con số ấn tượng như những ngành, nghề, lĩnh vực khác nhưng vai trò và sự đóng góp của lĩnh vực này là không thể phủ nhận, vì trong mọi vấn đề các cá nhân, tổ chức muốn triển khai hoạt động kinh doanh đều phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật liên quan, các giao dịch phải được thể hiện trong khuôn khổ pháp lý do Nhà nước quy định.

Ngoài ra, thị trường tư vấn pháp luật Việt Nam là thị trường dịch vụ chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường, hướng đến mục tiêu lợi nhuận nhưng bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ xã hội và những người có hoàn cảnh khó khăn mang tính nhân văn sâu sắc. Các hoạt động này không chỉ xuất phát từ giá trị đạo đức thiêng liêng của luật sư mà còn xuất phát từ truyền thống lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái. Tại Điều 31 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung 2012 quy định về Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư

1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp như đối với khách hàng trong những vụ, việc có thù lao.

2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Khi thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý, những người thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý sẽ không phải trả tiền, lợi ích vật chất/khác cho Luật sư. Hoạt động này góp phần tạo sự tin cậy của cộng đồng và xã hội đối với nghề luật sư, thúc đẩy và giúp cho thị trường dịch vụ tư vấn pháp luật tại Việt Nam phát triển bền vững, giữ được vai trò quan trọng trong thị trường.

Có thể thấy phạm vi hành nghề tư vấn rất rộng và lợi ích mà luật sư mang lại cho khách hàng nói riêng và xã hội nói chung là rất lớn. Chính vì thế nghề luật sư là một trong những ngành nghề cao quý và được nhiều người kính trọng.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư tư vấn Hình sự trực tuyến: 094.333.4040

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: info.avcounsel@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
TƯ VẤN PHÁP LUẬT

185 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng