RỦI RO KHI DOANH NGHIỆP BÙNG NỢ

Doanh nghiệp có khả năng bùng nợ (không trả nợ) không? Câu trả lời là Có. Vậy doanh nghiệp sẽ bùng nợ trong trường hợp nào và hậu quả ra sao? Sau đây hãy cùng AV Counsel phân tích về vấn đề này qua bài viết sau:

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015 (Gọi tắt là “BLDS);
  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 (Gọi tắt là “BLHS);
  • Luật Phá sản 2014.

- Nội dung:

Doanh nghiệp bùng nợ hay không trả nợ thì trên thực tế chỉ có hai trường hợp như sau:

Thứ nhất, Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhưng không muốn thanh toán

Thứ hai, Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Vậy trong hai trường hợp trên doanh nghiệp sẽ gặp phải những rủi ro pháp lý như thế nào?

1. Quy định về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ:

Căn cứ Điều 466 BLDS về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Vì vậy, trong trường hợp doanh nghiệp đang có nghĩa vụ phải thực hiện thì theo quy định nêu trên doanh nghiệp buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

2. Rủi ro pháp lý của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp khi bùng nợ:

2.1. Đối với trường hợp có khả năng nhưng cố tình không trả

- Doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp có thể bị truy cứu về các tội hình sự như Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định Điều 174, Điều 175 BLHS; Tội không thi hành án hoặc Tội cản trở việc thi hành án (Đối với những khoản nợ đã có Bản án, Quyết định của Tòa án) theo Điều 379, Điều 381 BLHS;

- Đối với chủ sở hữu, thành viên, cổ đông chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn sẽ buộc phải phải hoàn thành việc góp vốn;

Bên cạnh đó, Các giao dịch không đúng quy định của pháp luật bị tuyên vô hiệu để thu hồi tài sản.

2.2. Đối với trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản, Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Từ quy định này, có thể thấy doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp:

- Về khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần. Nếu khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ có đảm bảo thì đây không được coi là dấu hiệu của việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.  Chỉ khi doanh nghiệp không thanh toán được khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần và bị chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần đòi thì mới xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

- Trường hợp này không có nghĩa là doanh nghiệp không còn tài sản để trả nợ mà mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần. Pháp luật không quy định cũ thể về việc căn cứ vào yếu tố cụ thể về việc mất khả năng thanh toán, chỉ cần xác định được khoản nợ và thời điểm tòa án quyết định mở thủ tục phá sản nhưng mà doanh nghiệp vẫn không thanh toán.

-Thời hạn phải thanh toán là 03 tháng giúp các doanh nghiệp chưa có khả năng thanh toán có thể tìm các phương án khác để thanh toán nợ đến hạn trước khi bị coi là lâm vào tình trạng phá sản.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ tiến hành theo thủ tục phá sản lúc này sẽ có hai hậu quả pháp lý có thể xảy ra:

- Một số người giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;

- Đối với chủ sở hữu, thành viên, cổ đông chưa góp hoặc chưa góp đủ vốn sẽ buộc phải phải hoàn thành việc góp vốn;

- Những giao dịch thực hiện chưa đúng quy định có thể bị tuyên vô hiệu để thu hồi tài sản.

Và một số rủi ro khác….Dù doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thật hay cố tình bùng nợ thì vẫn có những rủi ro pháp lý tiềm ẩn. Vì vậy, doanh nghiệp cần tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, trường hợp có vướng mắc phát sinh doanh nghiệp có thể liên hệ Luật sư tư vấn rủi ro.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC XIN GIÃN NỢ (CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ) TẠI NGÂN HÀNG HIỆN NAY
CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC XIN GIÃN NỢ (CƠ CẤU LẠI THỜI HẠN TRẢ NỢ) TẠI NGÂN HÀNG HIỆN NAY

136 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng