CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CHO VAY NGANG HÀNG

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, lĩnh vực tài chính cũng chứng kiến những bước chuyển mình đầy sáng tạo. Một trong số đó là sự trỗi dậy của mô hình cho vay ngang hàng (Peer-to-peer Lending – P2P Lending), mang đến một luồng gió mới cho thị trường tín dụng truyền thống.

Cho vay ngang hàng là một hình thức vay phổ biến tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia,… Tại Việt Nam, cho vay ngang hàng là một hình thức mới và đang có nhu cầu phát triển. Một khung pháp lý cho cơ chế cho vay ngang hàng là một vấn đề cấp thiết. Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 29/4/2025 quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có cho vay ngang hàng. Đây được xem là một bước đầu trong việc tạo lập một khung pháp lý chặt chẽ cho hình thức cho vay ngang hàng.

1. Thế nào là cho vay ngang hàng?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 29/4/2025:

“Giải pháp cho vay ngang hàng là giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin do công ty cho vay ngang hàng cung cấp để kết nối thông tin, hỗ trợ giao kết hợp đồng trên nền tảng số giữa khách hàng là bên đi vay và bên cho vay.”

Có thể hiểu, cho vay ngang hàng là việc bên đi vay và bên cho vay thực hiện việc cho vay thông qua một nền tảng số (ứng dụng, website,…) do Công ty cho vay ngang hàng cung cấp để kết nối thông tin, hỗ trợ giao kết hợp đồng.

Đặc điểm khác biệt nhất của cho vay ngang hàng là bên cho vay và bên đi vay có thể kết nối trực tiếp mà không thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Công ty cho vay ngang hàng chỉ đóng vai trò cung cấp nền tảng số, bên cho vay và bên đi vay phải tuân thủ những quy tắc tham gia nền tảng số của Công ty cho vay ngang hàng.

Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 29/4/2025

“Công ty cho vay ngang hàng là công ty Fintech cung cấp giải pháp cho vay ngang hàng cho khách hàng.”

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 29/4/2025

“Công ty công nghệ tài chính (viết tắt là công ty Fintech) là tổ chức không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam; độc lập cung ứng giải pháp Fintech hoặc thông qua hợp tác với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để cung ứng giải pháp Fintech ra thị trường.”

2. Thời gian, không gian và phạm vi thử nghiệm cho vay ngang hàng

2.1. Thời gian thử nghiệm:

- Tối đa 02 năm tùy từng giải pháp và lĩnh vực cụ thể tính từ thời điểm được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm.

- Thời gian thử nghiệm có thể được gia hạn:

+ Thời gian mỗi lần gia hạn thời gian thử nghiệm không quá 01 năm;

+ Có thể được gia hạn không quá 02 lần.

- Thời hạn của Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm không vượt quá thời hạn (nếu có) của Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty Fintech.

2.2. Không gian thử nghiệm:

Việc triển khai thử nghiệm các giải pháp Fintech được giới hạn trên lãnh thổ Việt Nam, không được thực hiện thử nghiệm xuyên biên giới.

2.3. Phạm vi thử nghiệm:

- Chỉ được cung cấp giải pháp cho vay ngang hàng trong phạm vi được quy định tại Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm;

- Tùy thuộc vào giải pháp cho vay ngang hàng và đề xuất cụ thể của Công ty Fintech tại Hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm, ý kiến của các bộ, Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định phạm vi thử nghiệm của giải pháp cho vay ngang hàng thử nghiệm tại Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm;

- Công ty cho vay ngang hàng chỉ được thực hiện cung ứng giải pháp cho vay ngang hàng trong phạm vi thử nghiệm tại Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm được Ngân hàng Nhà nước cấp cho Công ty cho vay ngang hàng theo quy định tại Nghị định này.

- Công ty cho vay ngang hàng tham gia Cơ chế thử nghiệm:

+ Không được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác không được nêu tại Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm;

+ Không được tự cung cấp biện pháp bảo đảm cho khoản vay của khách hàng;

+ Không được hoạt động với tư cách là khách hàng;

+ Không được cung ứng giải pháp cho vay ngang hàng cho công ty cầm đồ.

3. Điều kiện và tiêu chí đăng ký tham gia thử nghiệm cho vay ngang hàng

3.1. Các tiêu chí đối với giải pháp cho vay ngang hàng:

- Là giải pháp có nội dung kỹ thuật và nghiệp vụ mà quy định pháp lý hiện hành chưa hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho việc triển khai, áp dụng;

- Là giải pháp có tính đổi mới sáng tạo, đem lại lợi ích, giá trị gia tăng cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu phổ cập tài chính;

- Là giải pháp đã thiết kế, xây dựng được khung quản lý rủi ro, hạn chế tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng và hoạt động ngân hàng - tiền tệ - ngoại hối; đã xây dựng phương án về xử lý, khắc phục các rủi ro xảy ra trong quá trình thử nghiệm; đã xây dựng phương án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Là giải pháp đã được tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm thực hiện các biện pháp rà soát, đánh giá đầy đủ trên các khía cạnh hoạt động và chức năng, công dụng, tính hữu ích;

- Là giải pháp có tính khả thi để có thể cung ứng ra thị trường sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm.

- Có biện pháp để xác định và quản lý dư nợ tối đa đối với một bên đi vay tại giải pháp cho vay ngang hàng do mình cung cấp, báo cáo và khai thác thông tin tức thời về bên đi vay tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam để đảm bảo tuân thủ quy định về dư nợ tối đa đối với một bên đi vay tại giải pháp cho vay ngang hàng do mình cung cấp và dư nợ tối đa đối với một bên đi vay tại toàn bộ các giải pháp cho vay ngang hàng tham gia Cơ chế thử nghiệm;

- Việc giải ngân, thanh toán khoản vay, lãi, phí cho các giao dịch của khách hàng tại giải pháp cho vay ngang hàng phải được thực hiện thông qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc ví điện tử của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

- Có biện pháp để đảm bảo thời hạn hợp đồng giữa bên đi vay và bên cho vay sử dụng giải pháp cho vay ngang hàng tham gia Cơ chế thử nghiệm không vượt quá 02 năm.

3.2. Các điều kiện với Công ty Fintech đăng ký thử nghiệm cho vay ngang hàng:

- Là doanh nghiệp:

+ Được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Không là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

- Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc) của Công ty:

+ Là người có quốc tịch Việt Nam; không có án tích; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và an ninh mạng;

+ Không đồng thời là chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính, ngân hàng, cầm đồ, kinh doanh theo phương thức đa cấp;

+ Không là chủ các dây hụi, họ, biêu, phường hoặc đang là thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

+ Phải có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, công nghệ thông tin;

+ Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm là người quản lý, người điều hành của tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng;

+ Không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của pháp luật.

- Đáp ứng tiêu chuẩn về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật đối với nền tảng số triển khai giải pháp cho vay ngang hàng đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:

+ Hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống lưu trữ thông tin phải đặt trong lãnh thổ Việt Nam, vận hành đảm bảo an toàn và liên tục, hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính để đảm bảo không bị gián đoạn khi xảy ra các sự cố, đặc biệt là sự cố về kỹ thuật, công nghệ.

+ Dữ liệu, thông tin của toàn bộ khách hàng và các bên liên quan phải được cập nhật, lưu trữ và chia sẻ trên nền tảng số có tính bảo mật cao, đảm bảo minh bạch, công khai giữa các bên tham gia nhưng đồng thời phải bảo mật thông tin của bên tham gia đối với các bên không liên quan theo quy định của pháp luật.

+ Thử nghiệm và đánh giá hệ thống công nghệ thông tin trước khi đưa vào vận hành.

+ Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm đảm bảo hệ thống vận hành an toàn và liên tục.

4. Hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng:

Hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm đối với Công ty Fintech có đăng ký thử nghiệm giải pháp cho vay ngang hàng gồm các tài liệu cụ thể như sau:

(1) Đơn đăng ký tham gia theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29/4/2025 của Chính phủ.

(2) Tài liệu mô tả về cơ cấu tổ chức và quản lý, điều hành khi triển khai giải pháp cho vay ngang hàng đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm.

(3) Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, văn bản của người đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu phù hợp với thẩm quyền quy định tại Điều lệ về việc thông qua Đề án mô tả giải pháp cho vay ngang hàng đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm.

(4) Đề án mô tả giải pháp cho vay ngang hàng đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục III kèm theo Nghị định số 94/2025/NĐ-CP ngày 29/4/2025 của Chính phủ.

(5) Kế hoạch thử nghiệm, bao gồm:

- Thời gian, không gian và phạm vi dự kiến thử nghiệm, kinh phí dự kiến cho hoạt động thử nghiệm, nguồn lực dự kiến tham gia thử nghiệm

- Nguyên tắc trao đổi, báo cáo với Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn thử nghiệm;

- Việc chấm dứt thử nghiệm đảm bảo tính khả thi để hoàn tất các nghĩa vụ với khách hàng và các bên liên quan sau thời điểm có quyết định dừng thử nghiệm.

(6) Hồ sơ về nhân sự:

- Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp (trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng);

- Bản sao các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc);

- Văn bản của người đại diện có thẩm quyền của đơn vị nơi người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc) đã hoặc đang làm việc xác nhận chức vụ và thời gian đảm nhận chức vụ hoặc bản sao văn bản chứng minh chức vụ và thời gian đảm nhiệm chức vụ tại đơn vị.

(7) Bản sao các tài liệu chứng minh Công ty Fintech được thành lập và hoạt động hợp pháp, gồm: Giấy phép thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, Điều lệ.

5. Trình tự, thủ tục đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Công ty Fintech nộp hồ sơ qua đường bưu điện (dịch vụ bưu chính) hoặc nộp trực tiếp tới Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước.

Công ty Fintech đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm gửi 02 bộ hồ sơ và 06 đĩa CD (hoặc 06 USB) lưu trữ bản quét Bộ hồ sơ đầy đủ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm.

Bước 2: Nhận hồ sơ, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

- Ngân hàng Nhà nước nhận hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước ra một trong các văn bản sau:

+ Văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ;

+ Văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện thành phần hồ sơ.

- Trường hợp phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ:

+ Công ty Fintech thực hiện bổ sung, hoàn thiện thành phần hồ sơ theo văn bản yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước trong 05 ngày làm việc.

+ Công ty Fintech không gửi lại hồ sơ hoặc hồ sơ bổ sung không đáp ứng thành phần thì Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lại hồ sơ.

+ Thời gian bổ sung, hoàn thiện thành phần hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

- Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến tham gia góp ý của các bộ liên quan.

- Các bộ liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản tham gia ý kiến đối với hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.

- Trường gợp cần tiến hành kiểm tra tại chỗ:

+ Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị các bộ liên quan cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra tại chỗ.

+ Các bộ liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra tại chỗ trong thời hạn 05 ngày làm việc.

+ Ngân hàng nhà nước thông báo cho Công ty Fintech nghiệm ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở làm việc.

- Thời hạn thẩm định:  90 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp hồ sơ cần giải trình, làm rõ:

+ Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu Công ty Fintech giải trình, hoàn thiện hồ sơ.

+ Công ty Fintech được phép gửi giải trình và hoàn thiện hồ sơ 01 lần.

+ Thời hạn giải trình: 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn vản yêu cầu giải trình, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian giải trình, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

+ Trường hợp Công ty Fintech không gửi lại văn bản giải trình, hoàn thiện hồ sơ thì Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lại hồ sơ.

+ Trường hợp Công ty Fintech bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến tham gia góp ý của các bộ liên quan.

+ Các bộ liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước văn bản tham gia ý kiến đối với hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản đề nghị.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng

Sau khi kết thúc thẩm định, Ngân hàng Nhà nước:

- Cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng đối với Công ty Fintech có hồ sơ đáp ứng các điều kiện và tiêu chí theo quy định.

- Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 5: Tiến hành cơ chế thử nghiệm

Công ty Fintech tiến hành triển khai giải pháp cho vay ngang hàng trong phạm vi Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm.

Trên đây là nội dung CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CHO VAY NGANG HÀNG.

____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./


Tin tức liên quan

TẠI SAO CÔNG TY CỔ PHẦN PHẢI XÂY DỰNG QUY CHẾ?
TẠI SAO CÔNG TY CỔ PHẦN PHẢI XÂY DỰNG QUY CHẾ?

282 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

283 Lượt xem

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

313 Lượt xem

NGÔN NGỮ TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
NGÔN NGỮ TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

111 Lượt xem

SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM “HỢP ĐỒNG” GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI
SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM “HỢP ĐỒNG” GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI

336 Lượt xem

HƯỚNG DẪN HỒ SƠ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ THEO LUẬT PHÁ SẢN MỚI NHẤT
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ THEO LUẬT PHÁ SẢN MỚI NHẤT

225 Lượt xem

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN/ PHẦN VỐN GÓP CÓ BẮT BUỘC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC HAY KHÔNG???
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN/ PHẦN VỐN GÓP CÓ BẮT BUỘC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC HAY KHÔNG???

327 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP

255 Lượt xem

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

173 Lượt xem

TÍN PHIẾU KHO BẠC LÀ GÌ? THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH
TÍN PHIẾU KHO BẠC LÀ GÌ? THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH

121 Lượt xem

CHỨNG CHỈ QUỸ VÀ CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ QUỸ LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG
CHỨNG CHỈ QUỸ VÀ CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ QUỸ LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG

138 Lượt xem

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

272 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng