QUÁ CẢNH HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia ngày càng gia tăng, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia và sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật quốc tế và nội địa. Quá cảnh hàng hóa là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đa dạng hóa hoạt động xuất nhập khẩu và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Cơ sở pháp lý:

  • Luật thương mại năm 2005, đã sửa đổi, bổ sung 2018, 2020;
  • Luật Quản lý ngoại thương năm 2019.

- Nội dung:

1. Quá cảnh hàng hóa là gì?

Điều 241 Luật Thương mại 2005, đã sửa đổi, bổ sung quy định:

“Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.”

2. Hàng hóa được phép quá cảnh:

Theo Điều 44 Luật Quản lý ngoại thương 2019, cho phép quá cảnh hàng hóa như sau:

- Đối với vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ: Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép quá cảnh hàng hóa.

- Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật: Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh đối với hàng hóa thuộc

- Hàng hóa còn lại: được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng theo quy định của pháp luật về hải quan.

3. Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa

- Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.

- Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.

- Quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.

- Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Những hành vi bị cấm trong quá cảnh

Theo Điều 248 Luật Thương mại 2005, đã sửa đổi, bổ sung thì các hành vi sau bị cấm trong quá cảnh:

- Thanh toán thù lao quá cảnh bằng hàng hóa quá cảnh.

- Tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh.

5. Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa

- Căn cứ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh.

- Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo những tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh

- Trong thời gian quá cảnh hàng hóa, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép.

6. Thời gian quá cảnh

- Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.

- Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.  

- Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.

7. Dịch vụ quá cảnh hàng hóa

Dịch vụ quá cảnh hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân thực hiện việc quá cảnh cho hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam để hưởng thù lao.

7.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ quá cảnh

Thương nhân kinh doanh dịch vụ quá cảnh phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định Luật Thương mại.

7.2. Hợp đồng dịch vụ quá cảnh

Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

7.3. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ quá cảnh

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây:

- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;

- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thông báo kịp thời về tình trạng của hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ quá cảnh thực hiện mọi thủ tục cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên thuê dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây:

- Đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;

- Cung cấp đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh các thông tin cần thiết về hàng hóa;

- Cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết để bên cung ứng dịch vụ quá cảnh làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;

- Thanh toán thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác cho bên cung ứng dịch vụ quá cảnh.

7.4. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quá cảnh

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các quyền sau đây:

- Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập của Việt Nam theo đúng thời gian đã thỏa thuận;

- Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hàng hóa;

- Yêu cầu bên thuê dịch vụ quá cảnh cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết để làm thủ tục nhập khẩu, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu;

- Được nhận thù lao quá cảnh và các chi phí hợp lý khác.

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên cung ứng dịch vụ quá cảnh có các nghĩa vụ sau đây:

- Tiếp nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập theo thời gian đã thỏa thuận;

- Làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa quá cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

- Chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

- Thực hiện các công việc cần thiết để hạn chế những tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

- Nộp phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Có trách nhiệm hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xử lý những vấn đề có liên quan đến hàng hóa quá cảnh.

Trên đây là nội dung QUÁ CẢNH HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM.

____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM
CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

237 Lượt xem

SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM “HỢP ĐỒNG” GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI
SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM “HỢP ĐỒNG” GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI

295 Lượt xem

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

281 Lượt xem

XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

190 Lượt xem

DỰ ÁN NÀO PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)?
DỰ ÁN NÀO PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)?

60 Lượt xem

CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

131 Lượt xem

TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN NGƯỜI QUẢN LÝ THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN NGƯỜI QUẢN LÝ THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

303 Lượt xem

HƯỚNG DẪN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO CÁ NHÂN LÀM CHỦ SỞ HỮU THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO CÁ NHÂN LÀM CHỦ SỞ HỮU THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

183 Lượt xem

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

63 Lượt xem

THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

113 Lượt xem

LIÊN DANH HAY LIÊN DOANH???? THUẬT NGỮ NÀO LÀ ĐÚNG?
LIÊN DANH HAY LIÊN DOANH???? THUẬT NGỮ NÀO LÀ ĐÚNG?

357 Lượt xem

BÀN VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÀ TRÁCH NHIỆM DO ĐỊNH GIÁ SAI (LUẬT DOANH NGHIỆP 2020)
BÀN VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÀ TRÁCH NHIỆM DO ĐỊNH GIÁ SAI (LUẬT DOANH NGHIỆP 2020)

351 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng