BÀN VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÀ TRÁCH NHIỆM DO ĐỊNH GIÁ SAI (LUẬT DOANH NGHIỆP 2020)

Luật doanh nghiệp 2020 cho phép doanh nghiệp cho phép thành viên góp vốn bằng tài sản: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Do phần vốn góp hay cổ phần phải thể hiện bằng đồng việt nam để ghi nhận trong vốn điều lệ nên những tài sản góp vốn không bằng đồng Việt nam đều phải được định giá theo quy định.

- Cơ sở pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Luật Giá 2012 sửa đổi, bổ sung 2014;
  • Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

- Nội dung:

1. Định giá tài sản

Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 36 Luật doanh nghiệp 2020, việc định giá tài sản sẽ được chia ra thực hiện ở hai thời điểm (1) tại thời điểm thành lập; (2) trong quá trình hoạt động

- Tại thời điểm thành lập. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

So với quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014 việc định giá của các thành viên, cổ đông sáng lập được thực hiện theo nguyên tắc nhất trí, cụm từ “nguyên tắc nhất trí” không xác định được nhất trí theo tỷ lệ nào (đa số hay ¾ hay ½) rất dễ dẫn đến tranh cãi.

Nay Luật doanh nghiệp 2020 quy định “Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận” nên chúng chúng ta có thể hiểu việc đồng thuận ở đây là 100%.

- Trong quá trình hoạt động. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.

2. Trách nhiệm do định giá sai

Trước khi xác định những trách nhiệm nào đối với cá nhân, tô chức định giá sai phải chịu thì cần xác định những chủ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi việc định giá sai đó là:

(1) Thành viên, cổ đông không tham gia định giá đó có thể cổ đông không tham gia định giá hoặc đó có thể là thành viên/cổ đông trong tỷ lệ còn lại (ít hơn 50%) tại thời điểm thành lập khi lựa chọn việc định giá tài sản góp vốn thông qua tổ chức định giá.

(2) Chủ nợ

(3) Bên thứ ba bị thiệt hại bởi việc định giá sai

Chủ thể phải chịu trách nhiệm cho việc định giá sai đó có thể là:

(1) Thành viên, cổ đông. Tại thời điểm thành lập trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế (Khoản 2 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020).

Tương tự trong quá trình hoạt động trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế (Khoản 3 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020).

(2) Tổ chức thẩm định giá. Theo quy định tại Điều 36 Luật doanh nghiệp 2020 thì trách nhiệm liên đới bồi thường cùng với thành viên, cổ đông không được đề cập đến mà trách nhiệm bồi thường chỉ có người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần phải chịu. Tuy nhiên, luật doanh nghiệp 2020 không quy định trách nhiệm của tổ chức thẩm định giá nhưng về nguyên tắc có phát sinh thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật gây ra thì phải chịu trách nhiệm về dân sự, hành chính, hình sự tương ứng với mức độ hành vi.

Trách nhiệm của tổ chức thẩm định giá sẽ được xem xét trong hợp đồng thẩm định giá và Luật giá cùng các quy định pháp luật có liên quan theo đó điểm đ khoản 2 Điều 42 Luật giá quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá: “Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thỏa thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá”.

Bên cạnh trách nhiệm dân sự thì một số chế tài hành chính áp dụng đối với tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên về giá theo Điều 18, Điều 19 Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn:

* Đối với doanh nghiệp thẩm định giá: “Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng với chủ tài sản, khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá.

Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá trừ trường hợp dưới đây.

Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải; 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng một cách tiếp cận thẩm định giá.”

Ngoài hình phạt chính doanh nghiệp thẩm định giá còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là: Đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 của Luật giá.

* Đối với thẩm định viên về giá: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thông đồng với chủ tài sản, khách hàng, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá;

b) Làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn tới sai lệch kết quả thẩm định giá;

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước có thời hạn từ 70 ngày đến 90 ngày Thẻ thẩm định viên về giá.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước khoản tiền do thông đồng với khách hàng, khoản tiền thu lợi bất chính (nếu có) đối với hành vi vi phạm.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage:  https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG

412 Lượt xem

MỐI QUAN HỆ GIỮA COVID 19 VÀ SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA COVID 19 VÀ SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG

660 Lượt xem

SƠ BỘ VỀ QUY HOẠCH CHI TIẾT 1/500
SƠ BỘ VỀ QUY HOẠCH CHI TIẾT 1/500

123 Lượt xem

DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

1070 Lượt xem

CỔ PHẦN ƯU ĐÃI BIỂU QUYẾT CÓ ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG HAY KHÔNG?
CỔ PHẦN ƯU ĐÃI BIỂU QUYẾT CÓ ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG HAY KHÔNG?

284 Lượt xem

QUY TRÌNH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHÔNG THUỘC TRƯỜNG HỢP CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
QUY TRÌNH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHÔNG THUỘC TRƯỜNG HỢP CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

191 Lượt xem

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

246 Lượt xem

MÔI GIỚI VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI HÀNH NGHỀ MÔI GIỚI VÀ NGHỀ MÔI GIỚI
MÔI GIỚI VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI HÀNH NGHỀ MÔI GIỚI VÀ NGHỀ MÔI GIỚI

125 Lượt xem

THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

113 Lượt xem

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

63 Lượt xem

CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI CÓ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT (KỲ 1)
CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI CÓ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT (KỲ 1)

403 Lượt xem

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

282 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng