CÁ NHÂN GÓP VỐN CÓ BẮT BUỘC THỰC HIỆN BẰNG HÌNH THỨC CHUYỂN KHOẢN HAY KHÔNG?
Trong thời gian gần đây khi xu hướng hợp tác đầu tư để thành lập doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến, mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều phải có một tài khoản riêng dành để bản thân nó. Vậy giao dịch mua bán cổ phần hoặc phần vốn góp (không bao gồm hoạt động mua bán trên thị trường chứng khoán).
AV Counsel sẽ giải đáp cho bạn thông qua bài viết này.
- Cơ sở pháp lý:
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013;
- Thông tư 09/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định theo quy định tại Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt
- Nội dung:
1. Tài sản góp vốn
Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 thì: “Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”
Tuy có quy định về loại tài sản mà nhà đầu tư có thể sử dụng để góp vốn nhưng Luật doanh nghiệp không quy định về hình thức chuyển tài sản thuộc sở hữu của nhà đầu tư vào tổ chức nhận góp vốn bằng cách nào nên mới nảy sinh ra câu hỏi trên.
2. Có bắt buộc phải chuyển vào tài khoản công ty hay không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC quy định:
Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp, cụ thể doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
-
Thanh toán bằng Séc;
-
Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
-
Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Đối với quy định tại Nghị định 222/2013/NĐ-CP và Thông tư 09/2015/TT-BTC vừa nêu trên chúng ta có thể thấy phạm vi áp dụng đối với đối tượng là doanh nghiệp không áp dụng đối với cá nhân.
Theo đó, tại Công văn 786/TCT-CS ngày 01/03/2016 của Tổng cục Thuế trả lời cho Viện đào tạo mở và nghiên cứu phát triển cũng khẳng định lại phạm vi điều chỉnh tại Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP nêu trên không áp dụng cho cá nhân.
Vì vậy, đối với doanh nghiệp góp vốn vào doanh nghiệp khác thì phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản vào doanh nghiệp nhận góp vốn; Đối với cá nhân có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Trên đây là nội dung giải đáp của chúng tôi liên quan đến hình thức góp vốn vào doanh nghiệp./.
_____________________________________
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL
Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel
https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/
Website: https://avcounsel.com/
Email: info.avcounsel@gmail.com
Hotline: 094.333.4040
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Xem thêm