CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Sau đây, AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn đọc các trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2020

- Nội dung:

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, hiện nay có hai hình thức giải thể doanh nghiệp là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc.

1. Giải thể tự nguyện

Giải thể tự nguyện là quyền của nhà đầu tư đối với việc rút lui khỏi thị trường kinh doanh, một trong các nhóm quyền của quyền tự do kinh doanh. Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều  Điều 207 Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp giải thể tự nguyện trong trường hợp:

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.

Trường hợp điều lệ công ty có quy định về thời hạn hoạt động, khi hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ công ty, nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động, thì công ty phải tiến hành giải thể. Việc quy định thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có thể do thỏa thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập, hoặc do sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

Quyết định giải thể này thể hiện sự tự nguyện của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp của mình. Việc chủ doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh có thể bắt nguồn từ những lý do khác nhau, chẳng hạn như lợi nhuận thấp, thua lỗ kéo dài, có mâu thuẫn nội bộ, không còn phù hợp với mục đích kinh doanh đề ra ban đầu và nhiều yếu tố khác. Trong trường hợp này, chủ doanh nghiệp có thể đi đến quyết định giải thể doanh nghiệp để thu hồi vốn hoặc chuyển sang kinh doanh những loại hình doanh nghiệp khác với những chủ thể khác. Đây là quyết định hoàn toàn mang tính tự nguyện và chủ động của chủ doanh nghiệp.

2. Giải thể bắt buộc

Giải thể bắt buộc trường hợp giải thể do yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp do doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện luật định, gồm các trường hợp được quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp gồm:

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Số lượng thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện để công ty tồn tại và hoạt động. Pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại hình công ty khác nhau. Số lượng thành viên tối thiểu theo quy định đối với công ty cổ phần là ba, con số này là hai đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Đối với công ty hợp danh, pháp luật quy định phải có ít nhất hai cá nhân là thành viên hợp danh. Khi không có đủ số lượng thành viên tối thiểu để tiếp tục tồn tại, công ty phải kết nạp thêm thành viên cho đủ số lượng thành viên tối thiểu. Nếu trong thời hạn 6 tháng liên tục mà công ty không tiến hành kết nạp thêm thành viên khi số lượng thành viên không đủ hoặc không chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp phù hợp, thì công ty phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 209 Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải triệu tập họp để quyết định giải thể doanh nghiệp. Để thành lập doanh nghiệp, người thành lập phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trên cơ sở hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp, ghi nhận sự ra đời, công nhận về mặt pháp lý sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thị trường. Có thể nói, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là tấm giấy “thông hành” để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động của mình trên thị trường cũng như xác lập các quan hệ pháp lý với cơ quan nhà nước. Do vậy, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng có nghĩa là Nhà nước rút lại sự công nhận tư cách chủ thể kinh doanh đối với doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không còn được công nhận về địa vị pháp lý và không còn được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên đây là nội dung chia sẻ của AV Counsel về các trường hợp giải thể của doanh nghiệp, kính mời các bạn đọc tham khảo.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

QUY TRÌNH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHÔNG THUỘC TRƯỜNG HỢP CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
QUY TRÌNH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHÔNG THUỘC TRƯỜNG HỢP CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

191 Lượt xem

THỦ TỤC HIỆU ĐÍNH THÔNG TIN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
THỦ TỤC HIỆU ĐÍNH THÔNG TIN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

161 Lượt xem

THAY ĐỔI CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ PHẢI THÔNG BÁO VỚI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN?
THAY ĐỔI CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ PHẢI THÔNG BÁO VỚI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN?

274 Lượt xem

TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? CÁCH GIẢI QUYẾT THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? CÁCH GIẢI QUYẾT THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

88 Lượt xem

CHI PHÍ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY
CHI PHÍ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY

83 Lượt xem

TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỊNH FORCE MAJERE VÀ HỌC THUYẾT FRUSTRATION TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỊNH FORCE MAJERE VÀ HỌC THUYẾT FRUSTRATION TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

136 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ
QUY ĐỊNH VỀ THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ

80 Lượt xem

TỒN KHO ẢO VÀ QUY ĐỊNH VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG
TỒN KHO ẢO VÀ QUY ĐỊNH VỀ TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG

169 Lượt xem

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

172 Lượt xem

HƯỚNG DẪN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO CÁ NHÂN LÀM CHỦ SỞ HỮU THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO CÁ NHÂN LÀM CHỦ SỞ HỮU THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

183 Lượt xem

CỔ PHẦN ƯU ĐÃI BIỂU QUYẾT CÓ ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG HAY KHÔNG?
CỔ PHẦN ƯU ĐÃI BIỂU QUYẾT CÓ ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG HAY KHÔNG?

284 Lượt xem

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TẠM ỨNG CỔ TỨC
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TẠM ỨNG CỔ TỨC

238 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng