CHỨNG CHỈ QUỸ VÀ CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ QUỸ LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG

Thị trường tài chính ngày nay ngày càng phát triển với đa dạng các kênh đầu tư. Trong đó, chứng chỉ quỹ nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới bước chân vào thị trường.

- Cơ sở pháp lý: Luật Chứng khoán năm 2019.

- Nội dung:

1. Chứng chỉ quỹ là gì?

Khoản 4 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định: “Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán”.

Theo đó, “Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích thu lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc vào các tài sản khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hằng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ” (khoản 37 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019).

Có thể hiểu, các nhà đầu tư góp vốn chung vào một quỹ và quỹ đó sẽ dùng để đầu tư vào các sản phẩm trên thị trường chứng khoán hoặc đầu tư vào một loại tài sản nào đó để thu lợi nhuận. Khi các nhà đầu tư góp vốn vào các quỹ này, sẽ được nhận một chứng chỉ xác nhận là đã góp vốn, gọi là chứng chỉ quỹ.

2. Các loại quỹ đầu tư chứng khoán:

Quỹ đầu tư chứng khoán bao gồm quỹ đại chúng và quỹ thành viên. Trong đó, quỹ đại chúng bao gồm quỹ đóng và quỹ mở (khoản 38 – 41 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019).

  • Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng:
  • Quỹ mở: chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
  • Quỹ đóng: chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
  • Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn từ 02 đến 99 thành viên và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Trên thực tế, các nhà đầu tư trên thị trường thường ưu tiên lựa chọn quỹ mở để đầu tư. Bởi quỹ mở được phát hành và mua/bán lại chứng chỉ quỹ không giới hạn. Việc được phép mua/bán lại giúp những người nắm giữ chứng chỉ quỹ mở dễ dàng xoay chuyển vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu cá nhân khác. Bên cạnh đó, quỹ mở không có giới hạn về thời gian đầu tư và nguồn vốn đầu tư nên nhà đầu tư có thể linh hoạt hơn trong việc tham gia quỹ.

Trong khi đó, quỹ đóng lại bị giới hạn về thời gian và nguồn vốn góp, nếu muốn thay đổi thời hạn hoạt động và nguồn vốn của quỹ đóng thì phải được sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước (Điều 112 Luật Chứng khoán năm 2019). Đối với quỹ thành viên, quỹ này chỉ dành cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là những nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán.

3. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu đầu ra công chúng:

Mệnh giá chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng.

Để chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng, đơn vị phát hành cần đáp ứng 4 điều kiện được quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật chứng khoán năm 2019, bao gồm:

  • Tổng giá trị đăng ký phải đạt mức tối thiểu là 50 tỷ đồng.
  • Có phương án phát hành và phương án đầu tư phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Việc chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu phải được giám sát bởi ngân hàng.
  • Chứng chỉ quỹ đó phải được niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi đợt chào bán kết thúc (không áp dụng với việc chào bán chứng chỉ quỹ mở).

4. Hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng:

Khoản 5 Điều 18 Luật Chứng khoán năm 2019 quy định hồ sơ đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm:

  • Giấy đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng;
  • Bản cáo bạch;
  • Dự thảo Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán;
  • Hợp đồng nguyên tắc về việc giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; hợp đồng nguyên tắc về việc phân phối; hợp đồng nguyên tắc ký với các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan (nếu có);
  • Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

Trên đây là nội dung CHỨNG CHỈ QUỸ VÀ CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ QUỸ LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG.


Tin tức liên quan

DỰ ÁN NÀO PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)?
DỰ ÁN NÀO PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)?

43 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ ĐỀ NGHỊ VÀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ???
THẾ NÀO LÀ ĐỀ NGHỊ VÀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ???

262 Lượt xem

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

214 Lượt xem

QUÁ CẢNH HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
QUÁ CẢNH HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

43 Lượt xem

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

269 Lượt xem

TẬP TRUNG KINH TẾ TRONG CẠNH TRANH
TẬP TRUNG KINH TẾ TRONG CẠNH TRANH

71 Lượt xem

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

263 Lượt xem

SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM “HỢP ĐỒNG” GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI
SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM “HỢP ĐỒNG” GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI

282 Lượt xem

LIÊN DANH HAY LIÊN DOANH???? THUẬT NGỮ NÀO LÀ ĐÚNG?
LIÊN DANH HAY LIÊN DOANH???? THUẬT NGỮ NÀO LÀ ĐÚNG?

344 Lượt xem

NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI (KỲ 2)
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI (KỲ 2)

329 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀ GÌ?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀ GÌ?

186 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN GÓP VỐN VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN GÓP VỐN VÀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP

115 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng