CHUYỂN GIAO CÔNG NỢ CHO BÊN THỨ BA
Chuyển giao công nợ cho bên thứ ba là hành vi pháp lý, là sự thỏa thuận giữa các bên có tính pháp lý về tình trạng công nợ, trong đó quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao công nợ sẽ chuyển giao cho bên thứ ba, bên thứ ba phải chịu trách nhiệm về công nợ này. Sau đây, AV Counsel xin chia sẻ chi tiết hơn về vấn đề này cho Quý bạn đọc tham khảo.
- Cơ sở pháp lý: Bộ luật Dân sự 2015.
- Nội dung:
1. Công nợ là gì?
Khi một doanh nghiệp, tổ chức phát sinh các nghiệp vụ như mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.... mà phát sinh các khoản tiền chưa thanh toán, số tiền đó nợ sang kỳ sau được gọi là công nợ. Cụ thể hơn, Công nợ là các khoản nợ phải trả cho người bán sau khi đã nhận được các vật tư, công cụ, hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh nhưng người mua vẫn chưa thanh toán, có thể hiểu công nợ là một loại nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền chưa thanh toán (các khoản phải thu, phải trả cho người bán, tạm ứng....). Hiện nay gồm loại công nợ là công nợ phải thu và công nợ phải trả, cụ thể:
- Công nợ phải thu là công nợ xuất hiện khi công ty bán sản phẩm hàng hoá đến tay khách hàng nhưng chưa thu được tiền, số tiền này có thể là số tiền khách hàng chưa thanh toán hoặc đã được thanh toán một phần. Phần chưa thanh toán này là công nợ phải thu.
- Công nợ phải trả là số tiền chưa thanh toán khi doanh nghiệp mua hàng hoá từ các doanh nghiệp, các nhà cung cấp vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, dịch vụ,… mà doanh nghiệp chưa thanh toán hết số tiền này.
2. Chuyển giao công nợ cho bên thứ ba là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 370 Bộ luật Dân sự về chuyển giao nghĩa vụ, Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
Bên cạnh đó, quy định tại Điều 369 Bộ luật Dân sự về Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ:
“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu và người thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.”
Có thể thấy rằng, chuyển giao công nợ cho bên thứ ba là sự thoả thuận giữa bên chuyển giao với bên chấp nhận chuyển giao (người thứ ba) trên cơ sở có sự đồng ý của người đó. Khi được chuyển giao công nợ thì bên chấp nhận chuyển giao có nghĩa vụ thanh toán công nợ.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên
a. Bên chuyển giao
Theo quy định tại Điều 370 Bộ luật dân sự, Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ. Khi chuyển giao công nợ phải có sự đồng ý của bên chấp nhận được chuyển giao.
Như vậy, nghĩa vụ của bên chuyển giao về việc thanh toán công nợ, chịu trách nhiệm về việc thanh toán công nợ và các vấn đề khác có liên quan sẽ thuộc về bên chấp nhận được chuyển giao.
b. Bên được chuyển giao (Bên thứ ba)
Căn cứ khoản 2 Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”
Như vậy, nghĩa vụ của bên chuyển giao về việc thanh toán công nợ, chịu trách nhiệm về việc thanh toán công nợ và các vấn đề khác có liên quan sẽ thuộc về bên chấp nhận được chuyển giao.
Trên đây là bài viết về chuyển giao công nợ cho bên thứ ba.
________________________________
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL
Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel/
https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/
Website: https://avcounsel.com/
Email: info.avcounsel@gmail.com
Hotline: 094.333.4040
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Xem thêm