ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Để đầu tư vào thị trường Việt Nam, nhà đầu tư là người nước ngoài là một trong những chủ thể đặc biệt, là đối tượng được pháp luật Việt Nam chú trọng. Sau đây, AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn đọc về Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

- Cơ sở pháp lý:

  • Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020, được sửa đổi, bổ sung bởi:

a. Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

b. Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự;

c. Luật Điện ảnh số 05/2022/QH15 ngày 15/6/2022;

d. Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 ngày 16/6/2022;

e. Luật số 09/2022/QH15 ngày 09/11/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

(Sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư)

  • Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Nội dung:

1. Quy định chung

Đầu tiên theo Khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư, Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư.

Bên cạnh đó, ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế về tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó được quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư. (Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP)

- Nguồn quy định điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài gồm:

+ Các hiệp định đầu tư song phương (BIT): Việt Nam hiện ký hơn 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới;

+ Các hiệp định thương mại song phương trong đó có chương đầu tư như Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam - Nhật Bản, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU...

+ Các hiệp định đa phương có quy định về đầu tư như Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN, Hiệp định CPTPP, Hiệp định Đối tác kinh tế ASEAN - Nhật Bản...

2. Điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi đầu tư tại Việt Nam

Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư, Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, Khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng 3 nhóm điều kiện:

- Nhóm 1: Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

+ Hình thức đầu tư;

+ Phạm vi hoạt động đầu tư;

+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

+ Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (Khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư)

- Nhóm 2: Điều kiện khác, bao gồm:

+ Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;

+ Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;

+ Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;

+ Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;

+ Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

+ Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Nhóm 3: Điều kiện áp dụng đối với ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (nhóm điều kiện này áp dụng đối với cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài) Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư.

3. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư 2020, Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

- Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường quy định tại Mục A Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

- Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện quy định tại Mục B Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. (Khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư)

Căn cứ tổng hợp các điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường tại Danh mục A và B, gồm: 

- Quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư bao gồm:

+ Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO;

+ Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA);

+ Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ - AFAS (Gói thứ 10);

+ Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA);

+ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA);

+ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA);

+ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

- Quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage:  https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

TẠI SAO CÔNG TY CỔ PHẦN PHẢI XÂY DỰNG QUY CHẾ?
TẠI SAO CÔNG TY CỔ PHẦN PHẢI XÂY DỰNG QUY CHẾ?

231 Lượt xem

CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI CÓ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT (KỲ 1)
CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI CÓ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT (KỲ 1)

388 Lượt xem

BÀN VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÀ TRÁCH NHIỆM DO ĐỊNH GIÁ SAI (LUẬT DOANH NGHIỆP 2020)
BÀN VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÀ TRÁCH NHIỆM DO ĐỊNH GIÁ SAI (LUẬT DOANH NGHIỆP 2020)

340 Lượt xem

CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

118 Lượt xem

FACEBOOK, ZALO CÓ PHẢI LÀ PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG HAY KHÔNG?
FACEBOOK, ZALO CÓ PHẢI LÀ PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG HAY KHÔNG?

378 Lượt xem

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

230 Lượt xem

SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM “HỢP ĐỒNG” GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI
SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM “HỢP ĐỒNG” GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI

283 Lượt xem

ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN KHI GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH MỚI
ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN KHI GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH MỚI

220 Lượt xem

DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

1052 Lượt xem

PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM
PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

100 Lượt xem

KHẢO SÁT XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC KHẢO SÁT XÂY DỰNG
KHẢO SÁT XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC KHẢO SÁT XÂY DỰNG

37 Lượt xem

QUY TRÌNH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHÔNG THUỘC TRƯỜNG HỢP CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
QUY TRÌNH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHÔNG THUỘC TRƯỜNG HỢP CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

173 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng