DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Hiện nay, có nhiều người cho rằng doanh nghiệp và tổ chức là một. Nhưng điều đáng nói ở đây đó là một quan điểm sai, về mặt pháp lý thì doanh nghiệp trước hết phải là tổ chức kèm những điều kiện nhất định, nhưng tổ chức thì chưa chắc đã được xem là doanh nghiệp. Để rõ hơn về vấn đề này, AV Counsel mới quý bạn đọc xem bài viết dưới đây.

- Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Luật doanh nghiệp 2020.

- Nội dung:

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.  Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

Doanh nghiệp với tư cách là tổ chức kinh tế có những đặc điểm là cơ sở để phân biệt với hộ kinh doanh hoặc với các cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức kinh tế như cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội.

1. Doanh nghiệp có các đặc điểm pháp lý cơ bản như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp phải có tên riêng. Tên của doanh nghiệp là dấu hiệu đầu tiên xác định tư cách chủ thể độc lập của doanh nghiệp và là cơ sở để Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp cũng là cơ sở phân biệt chủ thể trong quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và với người tiêu dùng. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Thứ hai, doanh nghiệp phải có tài sản. Mục đích thành lập của doanh nghiệp là kinh doanh, do đó tài sản là điều kiện hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ ba, doanh nghiệp phải có trụ sở chính (trụ sở giao dịch ổn định). Doanh nghiệp thành lập và hoạt động phải đăng ký một địa chỉ giao dịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Việt Nam, được đăng ký thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Thứ tư, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, mục tiêu thành lập doanh nghiệp là để trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh.

 2. Phân loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau như sau:

- Phân loại căn cứ vào tư cách pháp lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp được phân chia thành: doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân.

 - Phân loại theo phạm vi trách nhiệm tài sản (mức độ chịu trách nhiệm tài sản trong hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp), doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh. (Mức độ, phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa và được áp dụng khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản).

- Phân loại theo cơ cấu chủ sở hữu và phương thức góp vốn vào doanh nghiệp, doanh nghiệp được chia thành: doanh nghiệp một chủ sở hữu (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) và doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu (công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh).

- Phân loại theo hình thức pháp lý của doanh nghiệp: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, có các loại hình doanh nghiệp sau đây:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

- Doanh nghiệp nhà nước;

- Công ty cổ phần;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân.

3. Văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp

Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp áp dụng theo quy định của các văn bản pháp luật sau:

- Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp; Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 01 năm 2021 về đăng kí doanh nghiệp;

- Trường hợp là doanh nghiệp nhà nước thì còn thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước, đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Trường hợp là công ty đại chúng còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.

 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nguyên tắc áp dụng Luật doanh nghiệp và Luật khác. Theo đó, trường hợp luật khác có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.

Trên đây là một số đặc điểm pháp lý chỉ ra sự khác nhau giữa doanh nghiệp và tổ chức.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

CHUYỂN GIAO CÔNG NỢ CHO BÊN THỨ BA
CHUYỂN GIAO CÔNG NỢ CHO BÊN THỨ BA

184 Lượt xem

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỞ HỮU BẤT ĐỘNG SẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỞ HỮU BẤT ĐỘNG SẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

169 Lượt xem

KẾT CHUYỂN LÃI LỖ CHO DOANH NGHIỆP
KẾT CHUYỂN LÃI LỖ CHO DOANH NGHIỆP

93 Lượt xem

NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI (KỲ 2)
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI (KỲ 2)

350 Lượt xem

ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

59 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

220 Lượt xem

NGÔN NGỮ TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
NGÔN NGỮ TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

56 Lượt xem

XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

190 Lượt xem

FACEBOOK, ZALO CÓ PHẢI LÀ PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG HAY KHÔNG?
FACEBOOK, ZALO CÓ PHẢI LÀ PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG HAY KHÔNG?

393 Lượt xem

PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM
PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

114 Lượt xem

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG

411 Lượt xem

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

245 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng