HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN/ PHẦN VỐN GÓP CÓ BẮT BUỘC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC HAY KHÔNG???

Với tình hình kinh tế tế đang trên đà phát triển hiện nay, các giao dịch mua bán, sáp nhập ngày càng gia tăng, theo đó nhiều vấn đề xung quanh Hợp đồng mua bán phần vốn góp hoặc mua bán cổ phần được đặt ra. Một trong những câu hỏi mà nhiều người vẫn còn đang mơ hồ đó là Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần /phần vốn góp có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không?

- Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Luật doanh nghiệp 2020.

- Nội dung:

1. Quy định về hình thức giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp được xem là giao dịch dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật quy định về giao dịch dân sự.

Căn cứ quy định tại Điều 119 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Như vậy, đối với giao dịch dân sự thì các bên có thể xác lập thông qua lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trường hợp giao dịch dân sự đối với lĩnh vực chuyên ngành yêu cầu phải theo hình thức nhất định thì phải tuân thủ theo hình thức đó.

2. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp có bắt buộc công chứng/chứng thực không?

Khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về chuyển nhượng cổ phần cụ thể như sau:

“2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.”

Căn cứ quy định về giao dịch liên quan đến chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp không yêu cầu phải công chứng, chứng thực.

Tuy nhiên, để tránh được các rủi ro có thể phát sinh sau này thì việc công chứng, chứng thực là cần thiết.

3. Thủ tục và hồ sơ chuẩn bị công chứng hợp đồng

Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thì được quy định tại Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 bao gồm những giấy tờ sau:

“a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

c) Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

d) Giấy chứng nhận góp vốn/cổ phần của bên bán;

đ) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

e) Biên bản họp và Nghị quyết của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Đại hội đồng cổ đông.”

Trên đây là nội dung trao đổi của AV Counsel về hình thức hợp đồng chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

CHỨNG CHỈ QUỸ VÀ CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ QUỸ LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG
CHỨNG CHỈ QUỸ VÀ CHÀO BÁN CHỨNG CHỈ QUỸ LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG

140 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP

256 Lượt xem

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

269 Lượt xem

CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI CÓ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT (KỲ 1)
CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI CÓ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT (KỲ 1)

444 Lượt xem

CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CHO VAY NGANG HÀNG
CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CHO VAY NGANG HÀNG

20 Lượt xem

PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM
PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

226 Lượt xem

CHUYỂN GIAO CÔNG NỢ CHO BÊN THỨ BA
CHUYỂN GIAO CÔNG NỢ CHO BÊN THỨ BA

222 Lượt xem

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

285 Lượt xem

TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? CÁCH GIẢI QUYẾT THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI LÀ GÌ? CÁCH GIẢI QUYẾT THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

127 Lượt xem

DỰ ÁN NÀO PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)?
DỰ ÁN NÀO PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)?

113 Lượt xem

TÌM HIỂU VỀ ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA
TÌM HIỂU VỀ ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA

80 Lượt xem

DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

1117 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng