QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP

Kinh tế ngày càng phát triển càng cho thấy sự quan trọng của việc vận hành các doanh nghiệp. Hoạt động doanh nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể bị thua lỗ, phá sản vì thế việc nắm vững pháp luật về sự thay đổi cơ cấu, quy mô doanh nghiệp là một điều rất quan trọng. Qua bài viết này, AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn đọc về việc tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Cơ sở pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2020, sửa đổi bổ sung 2022.

- Nội dung:

Theo quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật doanh nghiệp, Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Như vậy, tổ chức lại doanh nghiệp là những biện pháp nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình, theo quyết định của chủ doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh.

Tổ chức lại doanh nghiệp thường được đặt ra khi: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi; Nhu cầu quản trị doanh nghiệp thay đổi; Các chủ sở hữu doanh nghiệp phát sinh mâu thuẫn; Công ty thiếu thành viên dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ giới hạn tối thiểu; hoặc nâng cao năng lực cạnh tranh.

1. Đối tượng

Việc tổ chức lại doanh nghiệp diễn ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần....), tùy thuộc vào nhu cầu quản lý.

- Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được tổ chức lại dưới djang chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

- Doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể áp dụng hình thức tổ chức lại doanh nghiệp khi chuyển đổi sang loại hình công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ... (Đặc thù loại hình này là do một chủ sở hữu)...

2. Đặc điểm

- Chủ thể thực hiện: phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định, như phải có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở ổn định, được đăng ký thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức theo luật định.

- Việc tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động làm thay đổi tư cách pháp lý, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động này làm hình thành doanh nghiệp mới, thậm chí có thể là doanh nghiệp khác loại hình; đồng thời làm tăng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tổ chức lại doanh nghiệp cũng có thể làm chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp.

- Hệ quả pháp lý: tổ chức lại doanh nghiệp là hoạt động diễn ra giữa nội bộ các doanh nghiệp liên quan và ít ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ với đối tác do cơ chế chuyển giao quyền và nghĩa vụ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi tổ chức lại.

- Hình thức gồm: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp.

3. Các hình thức

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:

a. Chia công ty

Căn cứ Điều 198 Luật doanh nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

b. Tách công ty

Căn cứ Điều 199 Luật doanh nghiệp, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

c. Hợp nhất doanh nghiệp

Căn cứ Điều 200 Luật Doanh nghiệp, Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

d. Sáp nhập doanh nghiệp 

Căn cứ Điều 201 Luật Doanh nghiệp, Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

e. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định tại Điều 202 đến 205 Luật Doanh nghiệp gồm:

  • Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần;
  • Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. 

3. Phân biệt chia và tách doanh nghiệp

Điểm khác biệt nổi bật khi chia và tách doanh nghiệp thể hiện các tiêu chí sau đây:

 

Trên đây là một số quy định liên quan đến Tổ chức lại doanh nghiệp.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỞ HỮU BẤT ĐỘNG SẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC SỞ HỮU BẤT ĐỘNG SẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

153 Lượt xem

SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM “HỢP ĐỒNG” GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI
SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM “HỢP ĐỒNG” GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI

282 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ
QUY ĐỊNH VỀ THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ

63 Lượt xem

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

142 Lượt xem

THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

59 Lượt xem

ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

43 Lượt xem

DỰ ÁN NÀO PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)?
DỰ ÁN NÀO PHẢI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)?

44 Lượt xem

HƯỚNG DẪN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO CÁ NHÂN LÀM CHỦ SỞ HỮU THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO CÁ NHÂN LÀM CHỦ SỞ HỮU THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

167 Lượt xem

ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

230 Lượt xem

PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM
PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

100 Lượt xem

QUY TRÌNH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHÔNG THUỘC TRƯỜNG HỢP CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
QUY TRÌNH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHÔNG THUỘC TRƯỜNG HỢP CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

172 Lượt xem

QUY TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (Luật doanh nghiệp 2020)
QUY TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (Luật doanh nghiệp 2020)

242 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng