QUY TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (Luật doanh nghiệp 2020)

Có thể thấy, trong các quy định về họp Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Đại hội đồng cổ đông, thì có thể thấy cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là cuộc họp có thể nói phức tạp và nhiều trình tự, quy định ràng buộc nhất. Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020, AV Counsel chia sẻ đến quý đọc giả quy trình để tổ chức một cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

- Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2020.

- Nội dung:

Bước 1: Xác định các trường hợp cần mở cuộc họp ĐHĐCĐ

Căn cứ theo Điều 139, 140 Luật doanh nghiệp 2020:

  • Họp thường niên:

Hội đồng quản trị triệu tập 01 năm 01 lần

  • Họp bất thường:

Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường.

Ban kiểm soát triệu tập: Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 3 Điều 140 thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.

Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ khi Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; các trường hợp theo quy định tại điều lệ công ty.

Bước 2: Chuẩn bị

Căn cứ theo khoản 5 Điều 140 Luật doanh nghiệp 2020. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện các công việc sau đây:

a) Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp (được quy định cụ thể tại điều 141 LDN)

b) Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;

c) Lập chương trình và nội dung cuộc họp (được quy định cụ thể tại điều 142 LDN)

d) Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;

đ) Dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

e) Xác định thời gian và địa điểm họp;

g) Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp (được quy định cụ thể tại điều 143 LDN)

h) Công. việc khác phục vụ cuộc họp

Bước 3: Công bố thông tin về cuộc họp ĐHĐCĐ trên các trang thông tin theo quy định của pháp luật

Bước 4: Tiến hành họp ĐHĐCĐ

1.Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Căn cứ theo điều 145 Luật doanh nghiệp 2020:

- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

- Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

- Trường hợpcuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

- Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật này.

1. Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Căn cứ theo điều 146 Luật doanh nghiệp 2020:

Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành như sau:

- Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông;

- Việc bầu chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu được quy định như sau:

a) Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tọa hoặc ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản trị khác làm chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông do Hội đồng quản trị triệu tập; trường hợpChủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên Hội đồng quản trị còn lại bầu một người trong số họ làm chủ tọa cuộc họp theo nguyên tắc đa số; trường hợp không bầu được người làm chủ tọa thì Trưởng Ban kiểm soát điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp;

b) Trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp;

c) Chủ tọa cử một hoặc một số người làm thư ký cuộc họp;

d) Đại hội đồng cổ đông bầu một hoặc một số người vào ban kiểm phiếu theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp;

- Chương trình và nội dung họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua trongphiên khai mạc. Chương trình phải xác định thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

- Chủ tọa có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết và hợp lý để điều hành cuộc họp một cách có trật tự, đúng theo chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số người dự họp;

- Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ tọa công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

- Cổ đông hoặc người được ủy quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký; trongtrường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không thay đổi;

- Người triệu tập họp hoặc chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có quyền sau đây:

a) Yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh hợp pháp, hợp lý khác;

b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành của chủ tọa, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến triển bình thường của cuộc họp hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;

Chủ tọa có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc và chỉ được hoãn cuộc họp hoặc thay đổi địa điểm họp trong trường hợp sau đây:

a) Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;

b) Phương tiện thông tin tại địa điểm họp không bảo đảm cho cổ đông dự họp tham gia, thảo luận và biểu quyết;

c) Có người dự họp cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp;

- Trường hợp chủ tọa hoãn hoặc tạm dừng họp Đại hội đồng cổ đông trái với quy định tại khoản 8 Điều này, Đại hội đồng cổ đông bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ tọa điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc; tất cả nghị quyết được thông qua tại cuộc họp đó đều có hiệu lực thi hành.

2. Thông qua Biên bản và Nghị quyết đại hội

Điều kiện, tỉ lệ số phiếu tán thành để nghị quyết Đại hội cổ đông được thông qua dựa trên căn cứ tại Điều 148 Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ Công ty.

Ban thư ký Đại hội ghi lại đầy đủ, trung thực Biên bản  họp ĐHĐCĐ. Theo quy định tại Điều 150 Luật doanh nghiệp 2020: “Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông; Chương trình và nội dung cuộc họp;….”.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp. Chủ toạ và thư ký cuộc họp hoặc người khác ký tên trong biên bản họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản. Đồng thời phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

Trường họp Công ty cổ phần là công ty đại chúng thì phải thực hiện đầy đủ các thủ tục công bố thông tin theo quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC,  thông tư, hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2020.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./


Tin tức liên quan

BÀN VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÀ TRÁCH NHIỆM DO ĐỊNH GIÁ SAI (LUẬT DOANH NGHIỆP 2020)
BÀN VỀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VÀ TRÁCH NHIỆM DO ĐỊNH GIÁ SAI (LUẬT DOANH NGHIỆP 2020)

339 Lượt xem

SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỢP ĐỒNG VÀ HÀNH VI PHÁP LÝ ĐƠN PHƯƠNG
SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỢP ĐỒNG VÀ HÀNH VI PHÁP LÝ ĐƠN PHƯƠNG

712 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀ GÌ?
ĐIỀU KIỆN ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN LÀ GÌ?

186 Lượt xem

PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM
PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

100 Lượt xem

THAY ĐỔI CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ PHẢI THÔNG BÁO VỚI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN?
THAY ĐỔI CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ PHẢI THÔNG BÁO VỚI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN?

253 Lượt xem

TÍN PHIẾU KHO BẠC LÀ GÌ? THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH
TÍN PHIẾU KHO BẠC LÀ GÌ? THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG THỨC PHÁT HÀNH

64 Lượt xem

KẾT CHUYỂN LÃI LỖ CHO DOANH NGHIỆP
KẾT CHUYỂN LÃI LỖ CHO DOANH NGHIỆP

75 Lượt xem

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

49 Lượt xem

HƯỚNG DẪN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO CÁ NHÂN LÀM CHỦ SỞ HỮU THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
HƯỚNG DẪN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO CÁ NHÂN LÀM CHỦ SỞ HỮU THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

168 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ PHI TÀI CHÍNH CÓ LIÊN QUAN? GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ VÀ GIAO DỊCH CÓ GIÁ TRỊ LỚN PHẢI BÁO CÁO? GIAO DỊCH ĐẶC BIỆT?
THẾ NÀO LÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ PHI TÀI CHÍNH CÓ LIÊN QUAN? GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ VÀ GIAO DỊCH CÓ GIÁ TRỊ LỚN PHẢI BÁO CÁO? GIAO DỊCH ĐẶC BIỆT?

181 Lượt xem

ỦY QUYỀN QUYẾT TOÁN  THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
ỦY QUYỀN QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

45 Lượt xem

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

121 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng