TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN NGƯỜI QUẢN LÝ THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Để được bổ nhiệm chức một trong những chức danh quản lý trong doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện được quy định theo Luật doanh nghiệp 2020.

Trong phạm vi bài viết này AV Counsel xin chia sẻ các tiêu chuẩn và điều kiện đối với từng chức danh quản lý trong công ty nêu trên.

- Cơ sở pháp lý: Luật doanh nghiệp 2020;

- Nội dung:

1. (Tổng) Giám đốc Công ty TNHH, Công ty cổ phần.

Căn cứ Điều 64, Điều 82, Điều 101, Điều 162 thì tiêu chuẩn và điều kiện đối với chức danh nêu trên gồm:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự;

- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp 2020.

- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

* Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.

Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.

Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ.

Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.

Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

* Đối với công ty đại chúng phải đáp ứng 3 điều kiện đầu thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ;

2. Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên của Doanh nghiệp nhà nước

Điều kiện và tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thành viên của Doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước chưa được đặt ra trừ một số những doanh nghiệp họt động trong các lĩnh vực đặc thù hoặc công ty đại chúng, công ty chứng khoán…..

Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước thì tiêu chuẩn và diều kiện của thành viên Hội đồng thành viên quy định tại Điều 93 luật doanh nghiệp như sau:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự;

- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp.

- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.

- Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.

- Không phải là người quản lý doanh nghiệp thành viên.

- Trừ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty đó hoặc công ty khác không phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

- Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.

- Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

3. Thành viên Hội đồng quản trị trong Công ty cổ phần

Theo quy định tại Điều 155 Luật doanh nghiệp Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự;

- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;

- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

- Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;

* Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp 2020 thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp 2020 không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

* Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 của Luật doanh nghiệp (tức công ty lựa chọn mô hình Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành) phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

- Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;

- Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;

- Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

- Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;

- Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.

4. Trưởng ban kiểm soát và kiểm soát viên

Quy định chung về tiêu chuẩn của Kiểm soát viên, Trưởng ban kiểm soát trong Công ty TNHH, Công ty cổ phần theo Khoản 2 Điều 168 và Điều 169 như sau:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự;

- Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;

- Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;

- Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

- Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

- Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

* Đối với doanh nghiệp nhà nước và công ty đại chúng

- Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định nêu trên, Kiểm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp 2020 không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty.

Bên cạnh đó theo Khoản 3 Điều 103 Luật doanh nghiệp 2020 Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;

- Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;

- Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty;

- Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỊNH FORCE MAJERE VÀ HỌC THUYẾT FRUSTRATION TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỊNH FORCE MAJERE VÀ HỌC THUYẾT FRUSTRATION TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

136 Lượt xem

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

62 Lượt xem

CHI PHÍ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY
CHI PHÍ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY

83 Lượt xem

CHUYỂN GIAO CÔNG NỢ CHO BÊN THỨ BA
CHUYỂN GIAO CÔNG NỢ CHO BÊN THỨ BA

185 Lượt xem

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

325 Lượt xem

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

135 Lượt xem

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

281 Lượt xem

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

172 Lượt xem

DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
DOANH NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

1070 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

220 Lượt xem

NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ PHÁP LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT TẠI THỜI ĐIỂM XẢY RA HÀNH VI (KỲ 3)
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ PHÁP LUẬT VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT TẠI THỜI ĐIỂM XẢY RA HÀNH VI (KỲ 3)

306 Lượt xem

NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI (KỲ 2)
NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI (KỲ 2)

350 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng