TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỊNH FORCE MAJERE VÀ HỌC THUYẾT FRUSTRATION TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Chế định Force Majere và học thuyết Frustration trong hệ thống thông luật và dân luật, CISG đều được nhìn nhận là biện pháp phòng vệ đặc biệt trong những trường hợp bất ngờ, chế định và học thuyết trên cũng được các nhà làm luật Việt Nam tiếp cận và ghi nhận trong pháp luật Việt Nam như biện pháp phòng vệ đặc biệt tuy nhiên việc tiếp cận của các nhà làm luật Việt Nam là sự chọn lọc phù hợp để áp dụng vào thực tiển, thông qua bài viết này AV Counsel chia sẻ đến quý bạn đọc về chế định Chế định Force Majere và học thuyết Frustration.

- Căn cứ pháp lý:

  • CISG 1980;
  • Bộ luật dân sự 2015.

- Nội dung:

1. Chế định Force Majeure trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

1.1. Sơ lược chế định Force Majere trong Hợp đồng (chế định bất khả kháng)

Chế định Force Majere được hiểu theo Tiếng Việt là Chế định Bất khả kháng. Khái niệm bất khả kháng bắt nguồn từ hệ thống pháp luật dân sự (hay gọi là Dân luật). Thuật ngữ "bất khả kháng" có nguồn gốc từ tiếng Pháp và sau đó hệ thống pháp luật thông luật cũng dần phát triển, áp dụng chế định này, Tòa án Anh (theo hệ thống Thông luật) bắt đầu công nhận nguyên tắc bất khả kháng vào thế kỷ 19. Chế định này ra đời với mục đích ban đầu dùng để chỉ các sự kiện hoặc hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên và khiến họ không thể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình, hoặc những sự kiện mà không bắt buộc một trong các bên phải lường trước hoặc thấy được khi giao kết hợp đồng. Việc đưa các điều khoản bất khả kháng vào hợp đồng là nhằm đưa ra biện pháp khắc phục cho các bên trong trường hợp xảy ra các sự kiện không lường trước được khiến việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hoặc thậm chí là không có khả năng thực hiện được.

Bất khả kháng là một điều khoản được bao gồm trong hợp đồng nhằm loại bỏ trách nhiệm pháp lý đối với những thảm họa không thể lường trước và không thể tránh khỏi dẫn đến gián đoạn diễn biến dự kiến của các sự kiện và ngăn cản người tham gia thực hiện nghĩa vụ.

1.2. Chế định Force Majere trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, sự kiện bất khả kháng cũng là một căn cứ để bên có nghĩa vụ khi không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng không đầy đủ nghĩa vụ được miễn trừ trách nhiệm pháp lý. Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) quy định về trường hợp này tại Điều 79 (1) như sau: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”

Pháp luật Việt Nam cũng quy định về sự kiện bất khả kháng tại Điều 156 Bộ luật dân sự 2015, theo đó: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

 Đối với điều khoản miễn trừ khi rơi vào trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật Việt Nam là mặc nhiên các bên được áp dụng mà không phải đưa vào hợp đồng, vấn đề cần thiết khi đưa vào hợp đồng để chế định này phát huy tác dụng tốt hơn đó là việc liệt kê một số trường hợp bất khả kháng có khả năng xảy ra cao (nhưng không có cơ sở chắc chắn sự kiện này sẽ xảy ra) các bên đều đồng ý thống nhất đó là trường hợp bất khả kháng kết hợp với nguyên tắc xác định thế nào là sự kiện bất khả kháng để dễ dàng thực thi trên thực tế, đồng thời cũng cần phải thống nhất trình tự giải quyết các vấn đề phát sinh khi sự kiện bất khả kháng xảy ra.

* Đặc điểm của sự kiện bất khả kháng

Nhìn chung, CISG và Pháp luật Việt Nam quy định về sự kiện bất khả kháng đều có những đặc điểm chung như sau:

Thứ nhất, là sự kiện xảy ra khách quan.

Tính khách quan ở đây được hiểu là việc nằm ngoài ý chí của con người. Tức là sự việc xảy ra nằm ngoài ý chí, mong muốn của các bên chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay có thể hiểu là sự kiện phát sinh không do lỗi từ các bên. Như vậy, một sự kiện phát sinh do lỗi từ hành vi của các bên chủ thể thì không thể được xem là sự kiện bất khả kháng.

Thứ hai, tính không thể lường trước được.

Không có quy định cụ thể để xác định tính không thể lường trước của sự kiện bất khả kháng. Nhưng có thể hiểu, sự kiện xảy ra không thể lường trước được là sự kiện mà trước đó tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không thể dự đoán hoặc biết trước sự kiện đó sẽ xảy ra.

Thứ ba, sự kiện xảy ra không thể khắc phục được hậu quả dù có thực hiện các biện pháp cần thiết.

Yêu cầu này của sự kiện bất khả kháng loại trừ các trường hợp là sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý chí các bên, không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng tuy nhiên có thể khắc phục hậu quả của nó mà các bên chủ thể có hoặc không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì không được coi là sự kiện bất khả kháng bởi vì hậu quả của sự kiện bất khả kháng xảy ra do một phần lỗi của các bên.

Thứ tư, mối quan hệ nhân quả của việc không thực hiện nghĩa vụ và sự kiện bất khả kháng.

Cần lưu ý rằng sự kiện bất khả kháng phải là nguyên nhân dẫn đến việc bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình và mối quan hệ này cũng cần được bên có nghĩa vụ chứng minh khi viện dẫn sự kiện bất khả kháng như một căn cứ miễn trừ trách nhiệm pháp lý do không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng.

CISG quy định về bất khả kháng tại Điều 79 dưới tiêu đề Exemption (Miễn trách) theo đó: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kì một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện đó là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lí rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc kí kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục được hậu quả của nó”. Peter Schlechtriem (1998) cho rằng bằng việc dùng thuật ngữ “impediment” (trở ngại) cùng với hàng loạt quy định theo sau đó, CISG quy định chặt chẽ các tiêu chí để một trường hợp bất khả kháng được công nhận miễn trách. Chỉ những trở ngại nào thực sự đến mức khiến cho việc thực hiện các nghĩa vụ là không thể (impossibile) mới được xem xét, còn những trường hợp tuy có gây hoặc đe doạ gây khó khăn trở ngại đến việc thực hiện nghĩa vụ hoặc chỉ dừng ở mức không khả thi (impracticable) thường có thể sẽ không được xem xét.

Ví dụ, công ty Tsakiroglou và Noblee Thorl GMBH đã thỏa thuận mua bán đậu phộng Sudan giá CIF, tuy nhiên, kênh đào Suez bất ngờ đóng cửa làm cho lộ trình của tàu phải vòng qua Mũi Hảo Vọng. Như vậy, với một lộ trình mới này, Người Mua phải chịu thêm một khoản phí lớn nữa so với dự tính ban đầu, tuy nhiên đây không phải là trường hợp bất khả kháng vì trở ngại này không làm cho việc thực hiện của người mua là không thể thực hiện được. Và quan trọng là một bên không được viện dẫn việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà việc không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ suất của chính họ (Điều 80). CISG quy định miễn trách cho cả người bán và người mua, đề cập đến tất cả các trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra trong việc thực hiện bất cứ nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

Về hậu quả pháp lí, theo CISG bên vi phạm chỉ được miễn trách nhiệm phải thực hiện các biện pháp đền bù thiệt hại gây ra bởi sự kiện bất khả kháng, bên bị vi phạm có quyền tiến hành tất cả các biện pháp bảo hộ pháp lí hay chế tài còn lại theo quy định của Công ước bao gồm quyền được yêu cầu giảm giá hàng hoá (Điều 50), buộc thực hiện hợp đồng (Điều 46, Điều 62), tuyên bố huỷ hợp đồng (Điều 49, Điều 64), và thanh toán tiền lãi trên các khoản thanh toán chậm (Điều 78).

Về thời hạn, CISG quy định sự miễn trách chỉ có hiệu lực trong thời kì tồn tại sự kiện khó khăn, trở ngại (Điều 79.3). Về nghĩa vụ thông báo, theo CISG bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải thông báo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.

Khi nhận dạng tranh chấp về trường hợp bất khả kháng theo CISG, tranh luận của các bên thường xoay quanh các tiêu chí để công nhận một trường hợp là bất khả kháng. Đơn cử như sự kiện trở ngại có phải là nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; thế nào là “nằm ngoài sự kiểm soát” của một bên; thế nào là “khắc phục được” hay “tránh được” sự kiện trở ngại; hay sự “không tiên liệu trước” về những sự kiện như vậy phải được hiểu như thế nào.

2. Học thuyết Frustration trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

2.1. Sơ lược về học thuyết Frustration (học thuyết về sự thất vọng)

Học thuyết Frustration là một học thuyết về luật hợp đồng của Anh, đề cập đến tình huống xảy ra một sự kiện không lường trước được sau khi hình thành hợp đồng, khiến việc thực hiện hợp đồng không thể thực hiện được, bất hợp pháp hoặc về cơ bản khác với những gì các bên dự định ban đầu. Điều quan trọng cần lưu ý là sự thất vọng chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt và không thay thế cho việc vi phạm hợp đồng.

Theo nguyên tắc chung, học thuyết này vận hành để giải quyết hợp đồng khi:

Thứ nhất, xuất phát từ Bản chất của hợp đồng và hoàn cảnh xung quanh mà các bên có được ký kết trên cơ sở rằng một số thứ hoặc trạng thái cơ bản của sự vật sẽ tiếp tục tồn tại, hoặc rằng một số người cụ thể sẽ tiếp tục có mặt, hoặc một số sự kiện trong tương lai tạo thành cơ sở cho hợp đồng sẽ diễn ra.

Thứ hai, một sự kiện liên quan đến cơ sở cơ bản này của hợp đồng làm cho việc thực hiện hợp đồng không thể thực hiện được hoặc chỉ có thể xảy ra theo một cách rất khác so với cách dự tính, nhưng không có sự vi phạm của một trong hai bên.

Muốn áp dụng học thuyết này cần phải chứng minh rằng bản chất của hợp đồng đã có sai sót và mối quan hệ mà các bên dự tính về cơ bản đã bị thay đổi bởi các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Việc chứng minh rằng bên đó đã bị tước đoạt một số lợi ích hoặc hoàn cảnh thay đổi sẽ tạo ra khó khăn hoặc bất tiện là chưa đủ.

Phần lớn học thuyết dựa trên sự kiện can thiệp hoàn toàn không lường trước được và bất ngờ. Tuy nhiên, học thuyết này vẫn có thể được áp dụng khi các bên đã thấy trước hoặc lẽ ra phải thấy trước sự kiện gây bực bội. Trong trường hợp các bên đã thấy trước và đưa ra quy định về khả năng xảy ra sự kiện trong hợp đồng, học thuyết này thường sẽ không được áp dụng. Cũng có thể cho rằng do không tính đến một sự kiện có thể đoán trước được, các bên đã ngầm thừa nhận rủi ro của sự kiện đó. Tất cả điều này sẽ phụ thuộc vào sự thật của từng trường hợp.

Học thuyết này không thể được viện dẫn cho các sự kiện mà các bên chịu trách nhiệm. Nếu bên kia trong hợp đồng mong muốn thực thi hợp đồng thì họ có trách nhiệm chứng minh rằng sự kiện đáng lo ngại đang được dựa vào là do họ tự gây ra.

Trường hợp học thuyết không được áp dụng (trừ khi có thỏa thuận rõ ràng) là khả năng thanh toán hoặc khả năng huy động tài chính của một bên; Biến động giá cả; đồng tiền mất giá; trở ngại ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng; lạm phát; hoặc bên thứ ba không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng riêng. Đây được coi là những rủi ro thông thường khi tiến hành kinh doanh.

2.2. Học thuyết Frustration trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Liên quan đến vấn đề hoàn cảnh thay đổi cơ bản, dù không có quy định riêng đến vấn đề thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản nhưng CISG lại có điều luật có hiệu lực tương tự. Điều 79 quy định bên có nghĩa vụ được miễn trừ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Một là, việc không thực hiện đúng hợp đồng là do trở ngoại ngoài sự kiểm soát của đương sự;

Hai là, trở ngại đó không thể lường trước được vào thời điểm ký kết hợp đồng;

Ba là, trở ngại này các bên không thể vượt qua được.

Điều kiện đầu tiên đề cập đến yếu tố khách quan của hoàn cảnh khó khăn là sự kiện xảy ra phải vượt khỏi tầm kiểm soát của bên liên quan mà không đề cập đến vấn đề lỗi. Điều kiện trở ngại đó không thể lường trước được vào thời điểm ký kết hợp đồng, nếu sự kiện được lường trước thì bên không thực hiện được hợp đồng đã dự liệu được rủi ro đó khi ký hợp đồng, hậu quả phát sinh thì phải chịu do đó là cam kết các bên trong Hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng, đặc biệt đối với các hợp đồng dài hạn các bên trong quá trình đàm phán đã tiên liệu và suy nghĩ đến các rủi ro trong quá trình thực hiện, chỉ khi nào các sự kiện xảy ra là không thể lường trước được tại thời điểm ký hợp đồng thì mới được xem xét đáp ứng miễn trừ nghĩa vụ. Đối với điều kiện thứ ba, đòi hỏi việc ảnh hưởng bởi hoàn cảnh khó khăn phải đối phó và có phương án đối với các vấn đề như thực hiện các biện pháp có thể để ngăn cản trở ngại xảy ra khi nhìn thấy rui ro, nếu trở ngại đã xảy ra rồi thì phải tìm cách khắc phục hậu qua. Ngoài ra, Điều 79 của CISG còn đề cập đến vấn đề thông báo được căn nhắc xem xét trở ngại khách quan đó có thuộc trường hợp được miễn trừ hay không, bên bị tác động bởi trở ngại khách quan khi thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về hoàn cảnh khó khăn và ảnh hưởng của hoàn cảnh đó đến khả năng thực hiện hợp đồng. Nếu không gửi thông báo trong khoảng thời gian hợp lý kể từ khi biết hoặc phải biết về trở ngại khách quan tác động thì bên có nghĩa vụ phải chịu hậu quả phát sinh đối với nghĩa vụ thông báo.

Như vậy, có thể thấy Điều 79 CISG có đề cập một cách rõ ràng để học thuyết Frustration – thay đổi hoàn cảnh cơ bản và điều này dẫn đến tranh cãi liệu CISG có điều chỉnh vấn đề hoàn cảnh thay đổi cơ bản về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Việc xác định CISG có điều chỉnh hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, khi vấn đề này không được quy định bởi CISG, pháp luật quốc gia của mỗi nước sẽ áp dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế, cách hệ thống pháp luật khác nhau sẽ dẫn đến việc xung đột pháp luật dẫn đến khó khăn cho vấn đề thực hiện hợp đồng cho các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

3. Sự khác nhau giữa chế định Force Majere và học thuyết Frustration trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hai khái niệm về chế định Force Majere và học thuyết Frustration trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đôi khi đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, chế định Force Majere và học thuyết Frustration có những đặc điểm khác nhau như sau:

Thứ nhất, học thuyết Frustration có thể dẫn đến việc chấm dứt ngay nghĩa vụ thực hiện hợp đồng giữa các bên nhưng chế định Force Majere có thể dẫn đến việc kéo dài để xác định được sự kiện xảy ra có phải là sự kiện bất khả kháng hay không và việc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ hay chấm dứt thực hiện nghĩa vụ là cần thiết hay không.

Thứ hai, đối với trường hợp bất khả kháng theo dân luật là một chế định phải được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được thỏa thuận trước khi ký kết hợp đồng và lập danh sách các sự cố không thể lường trước được sẽ dẫn đến điều khoản bất khả kháng mới được xem xét áp dụng, trong khi đó học thuyết Frustration được đề cập như một quy định pháp luật không cần phải thỏa thuận trong hợp đồng và nó bảo vệ các bên theo cơ chế mặc định.

Thứ ba, khi áp dụng sự kiện bất khả kháng (chế định Force Majere) bên gặp sự kiện bất khả kháng làm cho bên kia bị thiệt hại có thể thỏa thuận thay thế việc miễn trách nhiệm để đổi lấy quyền yêu cầu bên bị thiệt hại phải thực hiện một trách nhiệm khác với mình, nghĩa là bên gặp trường hợp bất khả kháng gây thiệt hại cho bên còn lại có thể lựa chọn việc duy trì hiệu lực của hợp đồng, ngược lại với học thuyết Frustration sẽ là lý do làm cho hợp đồng bị triệt tiêu hoặc không thể thực hiện được.

4. Kết luận

Chế định Force Majere và học thuyết Frustration trong hệ thống thông luật và dân luật, CISG đều được nhìn nhận là biện pháp phòng vệ đặc biệt trong những trường hợp bất ngờ. Tuy việc chứng minh sự kiện xảy ra có rơi vào trường hợp bất khả kháng hay không thể thực hiện được đôi khi trên thực tế là khá phức tạp nhưng cơ quan tài phán có thể căn cứ vào thực tiễn, tình huống vụ việc và các chứng cứ liên quan để phân xử. Dù Việt Nam ban đầu cũng theo nguyên tắc luật thành văn, lập pháp dựa trên hệ thống dân luật là chính nhưng riêng về chế định bất khả kháng đươc kế thừa có sự pha trộn giữa Chế định Force Majere và học thuyết Frustration mang tính chất linh hoạt hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về khía cạnh pháp lý liên quan đến Chế định Force Majere và học thuyết Frustration, kính mời quý bạn đọc tham khảo và góp ý.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage:  https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
SỰ KHÁC NHAU GIỮA GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

194 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ ĐỀ NGHỊ VÀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ???
THẾ NÀO LÀ ĐỀ NGHỊ VÀ CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ???

262 Lượt xem

THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

67 Lượt xem

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ BÊN YẾU THẾ TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG

399 Lượt xem

SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM “HỢP ĐỒNG” GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI
SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM “HỢP ĐỒNG” GIỮA BỘ LUẬT DÂN SỰ VÀ LUẬT THƯƠNG MẠI

282 Lượt xem

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

121 Lượt xem

CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI CÓ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT (KỲ 1)
CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KHI CÓ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT (KỲ 1)

387 Lượt xem

QUY TRÌNH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHÔNG THUỘC TRƯỜNG HỢP CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
QUY TRÌNH ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHÔNG THUỘC TRƯỜNG HỢP CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

172 Lượt xem

02 ĐIỀU KIỆN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ
02 ĐIỀU KIỆN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ

290 Lượt xem

TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN NGƯỜI QUẢN LÝ THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN NGƯỜI QUẢN LÝ THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

292 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA
QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA

36 Lượt xem

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

214 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng