ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIỆC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Câu hỏi: Chào Luật sư, hiện tại công ty của tôi đang thiếu nợ, hiện tài sản đã chuyển nhượng và có một số khoản nợ có bản án. Trong trường hợp này tôi có một số câu hỏi như sau:

Thứ nhất, Công ty muốn tạm ngừng hoạt động thời gian dài có được không và ưu điểm nhược điểm của cách này?

Thứ hai, Vấn đề báo cáo thuế quy định như thế nào trong trường hợp tạm ngừng?

Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi đến cho chúng tôi, vấn đề của bạn, AV Counsel xin trả lời câu hỏi của bạn qua bài viết sau:

- Căn cứ pháp lý:

  • Luật  Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020, được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (Gọi tắt là Luật Doanh nghiệp);
  • Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019;
  • Nghị định 01/2021/NĐCP ngày 04/01/2021 Về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nghị định 126/2020/NĐCP ngày 19/10/2020 Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế;
  • Thông tư số 01/2021/TTBKHĐT ngày 16/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

- Nội dung vụ việc:

1. Về tạm ngừng kinh doanh

a. Quy định của pháp luật về tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ Điều 206 Luật Doanh nghiệp quy định về Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh như sau:

“1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

[……]

3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”

Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

Như vậy, Khi tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp phải tiến hành thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm và không bị giới hạn về số lần đăng ký tạm ngừng kinh doanh liên tiếp.

Căn cứ quy định tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Hồ sơ về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh gồm:

- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh theo mẫu tại Phụ II–19 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TTBKHĐT;

- Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị hoặc nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh;

- Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị (Bản sao). 

b. Ưu điểm của việc tạm ngừng kinh doanh:

- Là một quyền của doanh nghiệp;

- Không giới hạn số lần tạm ngừng kinh doanh liên tiếp;

- Tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp chỉ tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định, hết thời hạn đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động bình thường.

c. Nhược điểm của việc tạm ngừng kinh doanh:

- Mỗi lần tạm ngừng kinh doanh có thời hạn không quá một năm;

- Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

2. Báo cáo thuế khi tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:

“a) Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

[…]

c) Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.”

Như vậy Doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ khai thuế, không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nhưng phải đảm bảo thời hạn tạm ngừng kinh doanh trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ nộp đủ số tiền thuế trong trường hợp doanh nghiệp nợ thuế.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật quản lý thuế, Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh tạm ngừng hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan thì cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của người nộp thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý thuế trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Sau khi đã thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan quản lý thuế.

Như vậy đối với tình trạng nợ của công ty bạn thì việc tạm ngừng kinh doanh không có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp vì công ty vẫn phải nộp đủ thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động. Thời hạn tạm ngừng chỉ được 01 năm, hết thời hạn phải tiếp tục thông báo tạm ngừng kinh doanh.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

201 Lượt xem

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

285 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ PHI TÀI CHÍNH CÓ LIÊN QUAN? GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ VÀ GIAO DỊCH CÓ GIÁ TRỊ LỚN PHẢI BÁO CÁO? GIAO DỊCH ĐẶC BIỆT?
THẾ NÀO LÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH NGÀNH, NGHỀ PHI TÀI CHÍNH CÓ LIÊN QUAN? GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ VÀ GIAO DỊCH CÓ GIÁ TRỊ LỚN PHẢI BÁO CÁO? GIAO DỊCH ĐẶC BIỆT?

181 Lượt xem

TÌM HIỂU VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, TẬP QUÁN VÀ KHI NÀO ÁP DỤNG ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ TẬP QUÁN
TÌM HIỂU VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, TẬP QUÁN VÀ KHI NÀO ÁP DỤNG ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ TẬP QUÁN

501 Lượt xem

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

270 Lượt xem

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐÁNG CHÚ Ý TRONG THỦ TỤC TUYÊN BỐ PHÁ SẢN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐÁNG CHÚ Ý TRONG THỦ TỤC TUYÊN BỐ PHÁ SẢN

275 Lượt xem

PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM
PPP LÀ GÌ? THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỢP TÁC CÔNG TƯ TẠI VIỆT NAM

100 Lượt xem

07 VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
07 VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý KHI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

295 Lượt xem

QUY TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (Luật doanh nghiệp 2020)
QUY TRÌNH HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG (Luật doanh nghiệp 2020)

243 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA
QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA

36 Lượt xem

THAY ĐỔI CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ PHẢI THÔNG BÁO VỚI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN?
THAY ĐỔI CỔ ĐÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CÓ PHẢI THÔNG BÁO VỚI CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN?

253 Lượt xem

TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN NGƯỜI QUẢN LÝ THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN NGƯỜI QUẢN LÝ THEO QUY ĐỊNH LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

293 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng