CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

Câu hỏi: Con tôi vừa bị bắt vì cho vay nặng lãi. Luật sư cho tôi hỏi thế nào là cho vay lãi nặng, quy định của pháp luật như thế nào?

Trả lời: Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi cho AV Counsel. AV Counsel trả lời thông qua bài viết sau:

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
  • Bộ luật dân sự 2015.

- Nội dung:

Cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay tiền với mức lãi suất gấp 5 lần trở lên mức lãi suất cao nhất, mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Cấu thành tội phạm của tội này như sau:

1. Quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Căn cứ Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất[154] quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên[155], thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm

a. Khách thể

- Trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.

- Đối tượng tác động của tội phạm này là số tiền mà người phạm tội cho người khác vay, dùng tiền để kinh doanh bất hợp pháp.

b. Mặt khách quan

Được biểu hiện qua các dấu hiệu sau:

- Hành vi: là hành vi cho người khác vay tiền. Hành vi này có thể được biểu hiện qua nhiều dạng khác nhau như: vay, mượn, ký nợ thông qua hình thức hợp đồng viết, hoặc thỏa thuận miệng.

Đặc trưng trong tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là mức lãi suất trong thỏa thuận dân sự. BLHS xác định dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm này là mức lãi suất cao gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất được Bộ luật Dân sự quy định. Theo quy định tại Điều 486 Bộ luật dân sự 2015 về lãi suất:

“ 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."

- Thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện thường là “cưỡng ép”, “ép buộc”, “gây khó khăn” cho người đi vay gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất như bị thiên tai, bệnh tật hoặc những khó khăn khác cần một số tiền gấp để phục vụ sinh hoạt, cuộc sống hoặc khám, chữa bệnh.

- Hậu quả: hậu quả vật chất hoặc phi vật chất.

- Tội phạm hoàn thành ở thời điểm:

+ Người phạm tội thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên.

+ Người phạm tội  đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

c. Chủ thể

Là cá nhân, người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

d. Mặt chủ quan

Được thực hành với hình thức là lỗi cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi đó gây ra nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, nhưng động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Trên đây là nội dung chia sẻ của AV Counsel liên quan đến "Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự" kính mời quý bạn đọc tham khảo, góp ý.


Tin tức liên quan

TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

139 Lượt xem

TỘI TRỐN THUẾ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017
TỘI TRỐN THUẾ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

149 Lượt xem

VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

327 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?

200 Lượt xem

CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 2)
CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 2)

133 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH

215 Lượt xem

SAU KHI NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀO VIỆT NAM, KHÔNG TIẾN HÀNH SẢN XUẤT MÀ CHUYỂN SANG TIÊU DÙNG NÔI ĐỊA THÌ PHẠM TỘI GÌ?
SAU KHI NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀO VIỆT NAM, KHÔNG TIẾN HÀNH SẢN XUẤT MÀ CHUYỂN SANG TIÊU DÙNG NÔI ĐỊA THÌ PHẠM TỘI GÌ?

148 Lượt xem

TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VÀ MỨC HÌNH PHẠT
TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VÀ MỨC HÌNH PHẠT

187 Lượt xem

CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

147 Lượt xem

TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

162 Lượt xem

VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI DO VI PHẠM QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP HOẶC QUY TẮC HÀNH CHÍNH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ?
VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI DO VI PHẠM QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP HOẶC QUY TẮC HÀNH CHÍNH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ?

206 Lượt xem

ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

464 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng