NHÃN HIỆU TẬP THỂ VÀ NHÃN HIỆU THÔNG THƯỜNG

Pháp luật quy định rất nhiều loại nhãn hiệu, phổ biến như nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể, vậy có sự khác biệt gì về 2 loại nhãn hiệu này. Sau đây, AV Counsel xin chia sẻ cho quý bạn đọc qua bài viết này.

- Cơ sở pháp lý:

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 (Sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ).
  • Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

- Nội dung:

1. Định nghĩa

Căn cứ Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ:

- Nhãn hiệu thông thường là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

- Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó, được quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Sự khác nhau giữa nhãn hiệu tập thể so với nhãn hiệu thông thường

Tiêu chí

Nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu thông thường

Giống nhau

 

- Đều là những dấu hiệu có khả năng phân biệt.

- Đều là đối tượng được pháp luật bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ:

Thứ nhất, Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

Thứ hai, Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

- Thời hạn bảo hộ trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn (Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ).

- Khi có đủ căn cứ sau đều được xem là dấu hiệu xâm phạm đối với nhãn hiệu (Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP):

Thứ  nhất, Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

Thứ ba, Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Cuối cùng, Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

- Đều được chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng.

Lưu ý: nhãn hiệu tập thể không được phép chuyển giao quyền sử dụng cho các chủ thể không phải là thành viên của tổ chức tập thể (Khoản 2 Điều 142 Luật SHTTT 2005)

Khác nhau

Chức năng

Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác không phải là thành viên.

Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký

Căn cứ Khoản 3 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Căn cứ Khoản 1 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

 

Chủ sở hữu

Tổ chức được thành lập hợp pháp được cấp văn bằng bảo hộ

Tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ

Chủ thể có quyền sử dụng

- Các thành viên của tổ chức tập thể;

- Tổ chức tập thể.

Chủ sở hữu và chủ thể được chủ sở hữu cho phép

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể

Không yêu cầu phải có

Tổ chức tập thể cần xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và các thành viên khi sử dụng nhãn hiệu tập thể phảI tuân thủ theo quy chế này.

Phạm vi bảo hộ

Được bảo hộ dấu hiệu mô tả nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.

Không được bảo hộ dấu hiệu mô tả nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.

 

Trên đây là một số so sánh liên quan đến hai loại nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể mà AV Counsel muốn chia sẻ đến quý bạn đọc.


Tin tức liên quan

NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN TRONG SỞ HỮU TRÍ TUỆ
NGUYÊN TẮC ƯU TIÊN TRONG SỞ HỮU TRÍ TUỆ

123 Lượt xem

SÁNG CHẾ LÀ GÌ? ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ?
SÁNG CHẾ LÀ GÌ? ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SÁNG CHẾ?

73 Lượt xem

CÁC YẾU TỐ XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ
CÁC YẾU TỐ XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ

130 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng