THÊM TÊN CHA, TÊN MẸ VÀO GIẤY KHAI SINH CHO CON

Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ quan trọng nhất đối với mỗi người, đặc biệt là trẻ em. Nó ghi nhận thông tin cá nhân của trẻ, bao gồm cả tên cha, tên mẹ. Có nhiều lý do khiến việc bổ sung tên cha, tên mẹ vào giấy khai sinh cho con là cần thiết. Việc bổ sung tên cha, tên mẹ vào giấy khai sinh cho con là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bậc cha mẹ.

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Hộ tịch năm 2014;
  • Nghị định 123/2015/NĐCP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
  • Thông tư 04/2020/TTBTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

- Nội dung:

1. Con khai sinh ra có thể thiếu tên cha, tên mẹ:

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, trẻ em được sinh ra sau 24 giờ phải được khai sinh. Theo Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Các giấy tờ để đăng ký khai sinh cho trẻ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định;
  • Giấy chứng sinh, trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh, nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
  • Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân;
  • Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.

Có thể thấy, không bắt buộc mọi trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ cha mẹ phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.

Trên thực tế, có một số trường hợp chỉ xác định được cha hoặc chỉ xác định được mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ thì trẻ vẫn được đăng ký khai sinh theo diện trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

  • Trường hợp chưa xác định được cha: Phần thông tin về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
  • Trường hợp chưa xác định được mẹ: Phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống. Trường hợp này, người cha phải thực hiện thủ tục nhận con trước khi đăng ký khai sinh;
  • Trường hợp chưa xác định được cha và mẹ: Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.

2. Thủ tục thêm tên cha, tên mẹ vào giấy khai sinh cho con:

Việc thêm tên cha, tên mẹ vào Giấy khai sinh là việc bổ sung hộ tịch: “Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký” (Điều 4 khoản 3 Luật Hộ tịch năm 2014).

Tuy nhiên, trước khi thực hiện bổ sung tên cha, tên mẹ cho con thì trước hết phải thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Bước 1: Đăng ký nhận cha, mẹ, con

- Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con gồm:

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

- Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Bước 2: Bổ sung tên cha, tên mẹ trên giấy khai sinh

Điều 29 của Luật Hộ tịch 2014 quy định chi tiết về thủ tục bổ sung hộ tịch như sau:

  • Người có nhu cầu bổ sung hộ tịch sẽ phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và cung cấp các giấy tờ liên quan cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân.
  • Ngay sau khi nhận đủ các giấy tờ theo quy định, nếu yêu cầu bổ sung hộ tịch được xác nhận chính xác, công chức tư pháp hộ tịch sẽ ghi thông tin bổ sung vào phần tương ứng trong Sổ hộ tịch. Đồng thời, người yêu cầu và công chức tư pháp - hộ tịch sẽ ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để có bản trích lục cho người yêu cầu.
  • Nếu việc bổ sung hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp hộ tịch sẽ ghi thông tin bổ sung vào phần tương ứng và đóng dấu xác nhận trên nội dung bổ sung.

3. Một số trường hợp đặc biệt trong việc thêm tên cha, tên mẹ vào giấy khai sinh cho con

Theo Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt sau:

“1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

3. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.

Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

4. Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.

Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.”

Trên đây là nội dung “Thêm tên cha, tên mẹ vào Giấy khai sinh cho con”.

____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

QUY ĐỊNH VỀ NUÔI CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
QUY ĐỊNH VỀ NUÔI CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

136 Lượt xem

XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

165 Lượt xem

 KHI BỊ CẢN TRỞ THĂM CON SAU LY HÔN THÌ NÊN LÀM GÌ?
KHI BỊ CẢN TRỞ THĂM CON SAU LY HÔN THÌ NÊN LÀM GÌ?

124 Lượt xem

CÓ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN THỰC TẾ HAY KHÔNG?
CÓ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN THỰC TẾ HAY KHÔNG?

341 Lượt xem

GIÀNH QUYỀN NUÔI CON TRÊN 3 TUỔI KHI LY HÔN
GIÀNH QUYỀN NUÔI CON TRÊN 3 TUỔI KHI LY HÔN

86 Lượt xem

CON NUÔI THỰC TẾ VÀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ LIÊN QUAN
CON NUÔI THỰC TẾ VÀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ LIÊN QUAN

62 Lượt xem

CÓ THỂ LY HÔN TẠI NƠI MỘT TRONG HAI NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC ĐƯỢC KHÔNG? THỦ TỤC NHƯ THẾ NÀO?
CÓ THỂ LY HÔN TẠI NƠI MỘT TRONG HAI NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC ĐƯỢC KHÔNG? THỦ TỤC NHƯ THẾ NÀO?

57 Lượt xem

CÁCH XÁC ĐỊNH MỨC CẤP DƯỠNG CHO CON ? VỢ/CHỒNG KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
CÁCH XÁC ĐỊNH MỨC CẤP DƯỠNG CHO CON ? VỢ/CHỒNG KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

378 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC YÊU CẦU BỎ TÊN CHA TRÊN GIẤY KHAI SINH KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC YÊU CẦU BỎ TÊN CHA TRÊN GIẤY KHAI SINH KHÔNG?

120 Lượt xem

CĂN CỨ NÀO ĐỂ TÒA CHẤP NHẬN LY HÔN? THẾ NÀO LÀ TÌNH TRẠNG CỦA VỢ CHỒNG TRẦM TRỌNG?
CĂN CỨ NÀO ĐỂ TÒA CHẤP NHẬN LY HÔN? THẾ NÀO LÀ TÌNH TRẠNG CỦA VỢ CHỒNG TRẦM TRỌNG?

343 Lượt xem

THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI TRONG NƯỚC HỢP PHÁP TỪ A-Z MỚI 2024
THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI TRONG NƯỚC HỢP PHÁP TỪ A-Z MỚI 2024

102 Lượt xem

ĐƯỢC TẶNG CHO VÉ SỐ CHƯA MỞ THƯỞNG, TIỀN TRÚNG THƯỞNG LÀ CỦA AI?
ĐƯỢC TẶNG CHO VÉ SỐ CHƯA MỞ THƯỞNG, TIỀN TRÚNG THƯỞNG LÀ CỦA AI?

24 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng