CON NUÔI THỰC TẾ VÀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ LIÊN QUAN

Câu hỏi của anh Long (sinh năm 1984), cư trú ở tỉnh Đồng Nai gửi về cho AV Counsel như sau:

Năm 1980, cha mẹ anh có nhận chị X (sinh năm 1980) làm con nuôi và không rõ cha mẹ đẻ của chị X. Cha mẹ anh sinh anh năm 1984. Cha mẹ anh không đăng ký nhận con nuôi nhưng chị X có giấy khai sinh có cha mẹ anh đứng tên trong giấy khai sinh và cũng nhập tên chị X vào hộ khẩu. Năm 1995, Nhà nước cấp quyền sử dụng đất cho hộ gia đình anh. Năm 2009, cha mẹ anh X chết. Hỏi chị X có được công nhận là con nuôi và có được hưởng di sản thừa kế không?

Cảm ơn anh Long đã gửi câu hỏi, AV COUNSEL xin được giải đáp thắc mắc của anh như sau:

- Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Luật hôn nhân và gia đình 1980;
  • Luật hôn nhân và gia đình 1959;
  • Luật nuôi con nuôi 2010;
  • Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC;
  • Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/07/1981 của Tòa án nhân dân tối cao.

- Nội dung:

1. Có công nhận chị X là con nuôi của cha mẹ anh X hay không?

Chị X được nhận làm con nuôi năm 1980, lúc này Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực quy định về việc nhận con nuôi như sau:

“Điều 24

Con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ.

Việc nhận nuôi con nuôi phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.

Toà án nhân dân có thể huỷ bỏ việc công nhận ấy, khi bản thân người con nuôi hoặc bất cứ người nào, tổ chức nào yêu cầu, vì lợi ích của người con nuôi.”

Do vậy, việc chị X được nhận làm con nuôi phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trú quán của cha mẹ anh công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.

Trên thực tế tại thời điểm đó, do trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn chưa sâu, chưa nhận thức được nghĩa vụ phải đăng ký với Ủy ban nên nhiều trường hợp không khai báo mà cứ tiến hành nuôi con nuôi.

Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/07/1981 của Tòa án nhân dân tối cao quy định “Con nuôi được thừa kế phải là con nuôi hợp pháp, tức là việc nuôi con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch (Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình). Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp nhân dân chưa hiểu pháp luật cho nên chưa xin chính quyền công nhận và đăng ký vào sổ hộ tích việc nuôi con nuôi. Trong trường hợp này, nếu việc nhận con nuôi là ngay thẳng, cha mẹ đẻ của đứa trẻ hoàn toàn tự nguyện, việc nuôi dưỡng đứa trẻ được bảo đảm, thì coi là con nuôi thực tế. Con nuôi và bố mẹ nuôi có quyền thừa kế lẫn nhau. Con nuôi (hợp pháp hay thực tế) không được thừa kế theo luật đối với di sản của bố mẹ đẻ và anh, chị, em ruột.”

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng quy định “Những điều kiện về nuôi con nuôi đã được quy định trong các Điều 34, 35, 36 và 37 nhưng trước khi Luật này, được ban hành thì những điều kiện đó chưa được quy định đầy đủ. Vì vậy, những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành Luật mới vẫn có giá trị pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc để dùng con nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp). Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý do luật định.”

Năm 2010, Luật nuôi con nuôi được ban hành quy định như sau:

“Điều 50. Điều khoản chuyển tiếp

1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.

2. Sau khi được đăng ký, quan hệ nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 điều này có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi…”

Tại thời điểm này, cha mẹ anh Long đã chết nên không thể tiến hành đăng ký nuôi con nuôi như luật định.

Trường hợp của gia đình anh Long, mặc dù không tiến hành đăng ký nuôi con nuôi nhưng thực tế có quan hệ nuôi dưỡng và chị X có giấy khai sinh, có tên trong sổ hộ khẩu có xác nhận của chính quyền địa phương. Quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ anh và chị X là ngay thẳng, hoàn toàn tự nguyện và việc nuôi dưỡng chị X được đảm bảo. Do vậy, chị X được xác nhận là con nuôi thực tế, hưởng các quyền và nghĩa vụ như con đẻ.

2. Chị X có được hưởng di sản thừa kế không?

Như đã xác định ở trên, chị X được xác định là con nuôi nên có quyền được hưởng di sản thừa kế do cha mẹ anh để lại như con đẻ.

Con nuôi được xác định thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Cha mẹ anh Long chết không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp luật.

Trên đây là giải đáp thắc mắc mà AV Counsel gửi tới quý khách hàng.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

CÓ ĐƯỢC YÊU CẦU BỎ TÊN CHA TRÊN GIẤY KHAI SINH KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC YÊU CẦU BỎ TÊN CHA TRÊN GIẤY KHAI SINH KHÔNG?

109 Lượt xem

CĂN CỨ NÀO ĐỂ TÒA CHẤP NHẬN LY HÔN? THẾ NÀO LÀ TÌNH TRẠNG CỦA VỢ CHỒNG TRẦM TRỌNG?
CĂN CỨ NÀO ĐỂ TÒA CHẤP NHẬN LY HÔN? THẾ NÀO LÀ TÌNH TRẠNG CỦA VỢ CHỒNG TRẦM TRỌNG?

332 Lượt xem

GIÀNH QUYỀN NUÔI CON TRÊN 3 TUỔI KHI LY HÔN
GIÀNH QUYỀN NUÔI CON TRÊN 3 TUỔI KHI LY HÔN

72 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ NUÔI CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
QUY ĐỊNH VỀ NUÔI CON NUÔI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

121 Lượt xem

THÊM TÊN CHA, TÊN MẸ VÀO GIẤY KHAI SINH CHO CON
THÊM TÊN CHA, TÊN MẸ VÀO GIẤY KHAI SINH CHO CON

46 Lượt xem

CÁCH XÁC ĐỊNH MỨC CẤP DƯỠNG CHO CON ? VỢ/CHỒNG KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
CÁCH XÁC ĐỊNH MỨC CẤP DƯỠNG CHO CON ? VỢ/CHỒNG KHÔNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

363 Lượt xem

THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI TRONG NƯỚC HỢP PHÁP TỪ A-Z MỚI 2024
THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI TRONG NƯỚC HỢP PHÁP TỪ A-Z MỚI 2024

87 Lượt xem

 KHI BỊ CẢN TRỞ THĂM CON SAU LY HÔN THÌ NÊN LÀM GÌ?
KHI BỊ CẢN TRỞ THĂM CON SAU LY HÔN THÌ NÊN LÀM GÌ?

110 Lượt xem

CÓ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN THỰC TẾ HAY KHÔNG?
CÓ CÔNG NHẬN HÔN NHÂN THỰC TẾ HAY KHÔNG?

329 Lượt xem

XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CHUNG, TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN

151 Lượt xem

CÓ THỂ LY HÔN TẠI NƠI MỘT TRONG HAI NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC ĐƯỢC KHÔNG? THỦ TỤC NHƯ THẾ NÀO?
CÓ THỂ LY HÔN TẠI NƠI MỘT TRONG HAI NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC ĐƯỢC KHÔNG? THỦ TỤC NHƯ THẾ NÀO?

43 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng