TỔNG HỢP ÁN LỆ VỀ ĐẤT ĐAI

Án lệ về đất đai là nguồn tài liệu pháp luật vô cùng quý giá, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính công bằng, thống nhất và hiệu quả trong hoạt động xét xử các vụ án về đất đai. Việc nghiên cứu, áp dụng đúng đắn Án lệ góp phần củng cố pháp chế đất đai, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

(1) Án lệ số 04/2016/AL về “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”

Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.

(2) Án lệ số 11/2017/AL về “Công nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản không thuộc sở hữu của bên thế chấp”

- Tình huống án lệ 1:

Một bên thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng trên đất còn có tài sản thuộc sở hữu của người khác; hình thức và nội dung của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

- Giải pháp pháp lý 1:

Trường hợp này, Tòa án phải xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật.

- Tình huống án lệ 2:

Bên thế chấp và bên nhận thế chấp thỏa thuận bên nhận thế chấp được bán tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất mà trên đất có nhà không thuộc sở hữu của người sử dụng đất.

- Giải pháp pháp lý 2:

Trường hợp này, khi giải quyết Tòa án phải dành cho chủ sở hữu nhà trên đất được quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó nếu họ có nhu cầu.

(3) Án lệ số 14/2017/AL về “Công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi trong hợp đồng”

- Tình huống án lệ:

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không ghi điều kiện tặng cho nhưng tại các văn bản, tài liệu khác có liên quan thể hiện các bên đã có thỏa thuận, thống nhất về điều kiện tặng cho và điều kiện tặng cho là hợp pháp.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án phải công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và xác định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đó là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện.

(4) Án lệ số 15/2017/AL về “Công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp”

- Tình huống án lệ:

Các đương sự tự nguyện thỏa thuận miệng với nhau về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 15-10-1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành); đã đăng ký, kê khai diện tích đất đã đổi và được ghi nhận tại sổ địa chính; đã trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án phải công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó để xác định các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi.

(5) Án lệ số 16/2017/AL về “Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng”

- Tình huống án lệ:

Di sản thừa kế là bất động sản đã được một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối việc chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án phải công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp pháp và diện tích đất đã chuyển nhượng không còn trong khối di sản để chia thừa kế mà thuộc quyền sử dụng của bên nhận chuyển nhượng.

(6) Án lệ số 24/2018/AL về “Di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân

- Tình huống án lệ:

Nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng mà một người chết trước. Người còn lại và các thừa kế của người chết trước đã thống nhất phân chia nhà, đất. Thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào. Việc phân chia nhà, đất đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai. Sau khi người còn lại chết mới phát sinh tranh chấp.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định nhà, đất đó đã chuyển thành quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các cá nhân. Những người này chỉ có quyền khởi kiện đòi lại nhà, đất được chia đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà, đất.

(7) Án lệ số 26/AL/2018 về “Xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản”

- Tình huống án lệ:

Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.

(8) Án lệ số 27/AL/2019 về “Thụ lý, giải quyết vụ án hành chính liên quan đến nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991”

- Tình huống án lệ:

Người khởi kiện khởi kiện quyết định hành chính có nội dung không chấp nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất trước ngày 01-7-1991 theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của Quốc hội mà quyết định đó đã được ban hành đúng thẩm quyền, nội dung, trình tự thủ tục.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án phải thụ lý để giải quyết theo hướng bác yêu cầu khởi kiện.

(9) Án lệ số 32/2020/AL về “Trường hợp đất do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài”

- Tình huống án lệ:

Đất có nguồn gốc là do cá nhân khai phá nhưng sau đó xuất cảnh định cư ở nước ngoài và người khác đã quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ổn định, đăng ký kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định cá nhân khai phá đất không còn quyền sử dụng đất hợp pháp nên việc yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất là không có cơ sở để chấp nhận.

(10) Án lệ số 33/2020/AL về “Trường hợp cá nhân được nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài”

- Tình huống án lệ:

Cá nhân được Nhà nước cấp đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài từ khi được giao đất. Trong quá trình sử dụng đất, người này đã tôn tạo đất, xây dựng nhà ở ổn định, đăng ký kê khai quyền sử dụng đất mà người được cấp đất không có ý kiến gì.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.

(11) Án lệ số 34/2020/AL về “Quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường về đất trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi có bồi thường”

- Tình huống án lệ:

Quyền sử dụng đất do cá nhân tạo lập hợp pháp mà khi người đó còn sống, Nhà nước đã có quyết định thu hồi đất và việc thu hồi đất đó thuộc trường hợp được bồi thường.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định giá trị quyền sử dụng đất bị thu hồi được bảo đảm bằng giá trị bồi thường nên người có đất bị thu hồi có quyền lập di chúc định đoạt giá trị bồi thường đó.

(12) Án lệ số 35/2020/AL về "Người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng:

- Tình huống án lệ:

Người Việt Nam trước khi đi định cư ở nước ngoài đã giao lại đất nông nghiệp cho người ở trong nước sử dụng; người ở trong nước đã sử dụng đất đó ổn định, lâu dài và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định người ở trong nước có quyền sử dụng đất hợp pháp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.

(13) Án lệ số 36/2020/AL về “Hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ”

- Tình huống án lệ:

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tuân thủ quy định của pháp luật nhưng sau đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị thu hồi, hủy bỏ do sai sót về diện tích đất và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không làm mất đi quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật.

(14) Án lệ số 40/2021/AL về “Công nhận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế”

- Tình huống án lệ:

Các bên chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế, không có thỏa thuận bằng văn bản; các bên đã sử dụng đất ổn định, lâu dài, không có tranh chấp, đã đăng ký, kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất nhận chuyển đổi.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải công nhận việc chuyển đổi quyền sử dụng đất trên thực tế; các bên có quyền sử dụng đất đối với diện tích đất đã chuyển đổi.

(15) Án lệ số 43/2021/AL về “Hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài  sản thế chấp là nhà đất do bên thế chấp nhận chuyển nhượng từ người khác nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán”

- Tình huống án lệ:

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được công chứng, bên mua đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nhưng mới thanh toán được một phần tiền mua nhà đất; các bên chưa thực hiện việc giao nhận nhà. Bên mua thế chấp nhà đất cho Ngân hàng, có đăng ký thế chấp theo đúng quy định của pháp luật; bên bán biết và đồng ý để bên mua thế chấp nhà đất nhưng sau đó lại có yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật, không chấp nhận yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

(16) Án lệ số 52/2021/AL về “Hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất khi chưa đăng ký quyền sử dụng đất”

- Tình huống án lệ:

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được lập thành văn bản đã được công chứng, chứng thực; bên được tặng cho chưa đăng ký quyền sử dụng đất do trở ngại khách quan thì bên tặng cho tài sản chết.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật.

(17) Án lệ 67/2023/AL về “Người được nhận hiện vật khi chia tài sản chung”

- Tình huống án lệ:

Trong vụ án chia tài sản chung là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, một bên là người cao tuổi đã tạo lập, quản lý và sử dụng nhà đất ổn định, lâu dài, có nguyện vọng nhận nhà đất và thanh toán giá trị cho người còn lại.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án phải quyết định giao nhà đất cho người cao tuổi và người cao tuổi phải thanh toán giá trị cho người còn lại.

(18) Án lệ 68/2023/AL về “Quyền nhận di sản bằng hiện vật là nhà ở của người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài”

- Tình huống án lệ:

Người để lại di sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất chết trước ngày Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực pháp luật. Tranh chấp về chia thừa kế tài sản được Tòa án giải quyết sau thời điểm Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực pháp luật.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án áp dụng Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014 để giải quyết. Trường hợp có người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì người thừa kế được nhận di sản bằng hiện vật là nhà ở khi đủ điều kiện nhận nhà ở theo Luật Nhà ở năm 2014 và di sản có thể phân chia bằng hiện vật.

____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

CẶP ĐÔI NGHỊ QUYẾT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CÁC GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ, ĐẤT, THỪA KẾ VỀ NHÀ, ĐẤT VÀ XỬ LÝ HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
CẶP ĐÔI NGHỊ QUYẾT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CÁC GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ, ĐẤT, THỪA KẾ VỀ NHÀ, ĐẤT VÀ XỬ LÝ HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

305 Lượt xem

THÔNG BÁO RÚT KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI BẢN ÁN DÂN SỰ SƠ THẨM BỊ HỦY DO VI PHẠM
THÔNG BÁO RÚT KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI BẢN ÁN DÂN SỰ SƠ THẨM BỊ HỦY DO VI PHẠM

53 Lượt xem

CÔNG VĂN GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC VỀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ, VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
CÔNG VĂN GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC VỀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ, VIỆC DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

13 Lượt xem

CÔNG VĂN SỐ 01/2017/GĐ-TANDTC NGÀY 07/04/2017 CỦA TANDTC GIẢI ĐÁP MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIỆP VỤ
CÔNG VĂN SỐ 01/2017/GĐ-TANDTC NGÀY 07/04/2017 CỦA TANDTC GIẢI ĐÁP MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIỆP VỤ

354 Lượt xem

ÁN LỆ SỐ 02/2016/AL VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP ĐÒI LẠI TÀI SẢN
ÁN LỆ SỐ 02/2016/AL VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP ĐÒI LẠI TÀI SẢN

104 Lượt xem

NGHỊ QUYẾT 02/HĐTP NGÀY 19/10/1990 HƯỚNG DẪN LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ
NGHỊ QUYẾT 02/HĐTP NGÀY 19/10/1990 HƯỚNG DẪN LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ

235 Lượt xem

CÔNG VĂN SỐ: 206/TANDTC-PC NGÀY 28/12/2022 CỦA TAND TỐI CAO V/V THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI ĐÁP TRỰC TUYẾN MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC XÉT XỬ
CÔNG VĂN SỐ: 206/TANDTC-PC NGÀY 28/12/2022 CỦA TAND TỐI CAO V/V THÔNG BÁO KẾT QUẢ GIẢI ĐÁP TRỰC TUYẾN MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC XÉT XỬ

417 Lượt xem

THÔNG BÁO RÚT KINH NGHIỆM SỐ 39/TB-VKS-DS NGÀY 08/07/2022 TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
THÔNG BÁO RÚT KINH NGHIỆM SỐ 39/TB-VKS-DS NGÀY 08/07/2022 "TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT"

205 Lượt xem

HƯỚNG DẪN 25/HD-VKSTC NGÀY 18/04/2022 CỦA VKS TỐI CAO MỘT SỐ NỘI DUNG KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI VỀ “TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG”
HƯỚNG DẪN 25/HD-VKSTC NGÀY 18/04/2022 CỦA VKS TỐI CAO MỘT SỐ NỘI DUNG KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI VỀ “TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG”

175 Lượt xem

THÔNG BÁO RÚT KINH NGHIỆM VỀ VI PHẠM TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẤU THẦU
THÔNG BÁO RÚT KINH NGHIỆM VỀ VI PHẠM TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẤU THẦU

46 Lượt xem

NGHỊ QUYẾT 02/2000/NĐ-HĐTP NGÀY 23/12/2000 CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
NGHỊ QUYẾT 02/2000/NĐ-HĐTP NGÀY 23/12/2000 CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

199 Lượt xem

CHÍNH SÁCH MỚI VỀ LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG, THUẾ - PHÍ KỂ TỪ 12/2023
CHÍNH SÁCH MỚI VỀ LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG, THUẾ - PHÍ KỂ TỪ 12/2023

153 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng