CÓ ĐƯỢC GỬI ĐƠN TỐ CÁO NẶC DANH?

Trong xã hội hiện nay, việc tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật là một việc làm cần thiết để góp phần giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, một số người vì e ngại hoặc lo sợ trả thù nên muốn gửi đơn tố cáo nặc danh. Vậy, việc gửi đơn tố cáo nặc danh có được phép hay không?

- Cơ sở pháp lý: Luật Tố cáo năm 2018.

- Nội dung:

1. Tố cáo là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018: “Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Tố cáo gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

2. Hình thức tố cáo:

Người tố cáo khi muốn thực hiện tố cáo có thể thực hiện một trong hai hình thức sau:

  • Tố cáo bằng đơn;
  • Tố cáo bằng cách trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Quy định về đơn tố cáo:

Theo khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo năm 2018, khi tố cáo bằng đơn phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
  • Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
  • Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Như vậy, theo quy định trên nếu tố cáo bằng đơn thì người viết đơn tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

4. Đơn tố cáo có được gửi nặc danh không?

Tố cáo nặc danh có thể được hiểu là người tố cáo khi tố cáo không để lại thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ,…) hoặc sử dụng họ tên khác hoặc họ tên giả để tố cáo.

Đơn tố cáo phải có thông tin của người tố cáo, tuy nhiên trong một số trường hợp người tố cáo sợ bị trả thù, trù dập… nên thường gửi đơn tố cáo nặc danh đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Khi nhận được đơn tố cáo nặc danh, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vẫn phải xử lý ban đầu thông tin tố cáo theo quy định tại Điều 24 Luật Tố cáo năm 2018: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo…”.

Theo đó, khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nặc danh cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này. Tuy nhiên, khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận tố cáo nhận thấy đơn tố cáo nặc danh có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.                                                    

Do vậy, trong một số trường hợp đơn tố cáo nặc danh vẫn có thể được tiếp nhận xử lý.

Việc gửi đơn tố cáo nặc danh không được khuyến khích và có thể không được tiếp nhận bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lý do là:

  • Khó khăn trong việc xác minh thông tin: Khi không có thông tin về người tố cáo, cơ quan chức năng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh tính chính xác của nội dung tố cáo, cũng như việc thu thập thêm thông tin, tài liệu liên quan.
  • Khả năng vu khống cao: Việc tố cáo nặc danh tạo điều kiện cho những hành vi vu khống, bôi nhọ người khác, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức.
  • Gây khó khăn cho công tác điều tra: Việc thiếu thông tin về người tố cáo có thể khiến cho công tác điều tra, xác minh gặp nhiều bất lợi, ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc.

Bên cạnh đó, Luật Tố cáo năm 2018 cũng có quy định về bảo vệ người tố cáo. Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin; người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo được bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Do đó, thay vì tố cáo nặc danh, người tố cáo nên cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả cho việc giải quyết vụ việc.

Trên đây là nội dung quy định về đơn tố cáo nặc danh.

________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage:  https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

XE KHÔNG CHÍNH CHỦ VÀ MỨC PHẠT THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH
XE KHÔNG CHÍNH CHỦ VÀ MỨC PHẠT THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

152 Lượt xem

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

98 Lượt xem

THỦ TỤC THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
THỦ TỤC THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

115 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

92 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng