CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Tại chế độ hôn nhân gia đình cũng đâu đó có những tội phạm. Tuy rằng trong pháp luật hôn nhân gia đình đều đã có những quy định, chế tài riêng nhưng vẫn áp dụng luật hình sự là ngành luật có những chế tài nghiêm khắc nhất để phòng ngừa và trừng trị những hành vi làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự của các quan hệ hôn nhân gia đình. Hôn nhân gia đình cần được giữ gìn, bảo vệ vì nó là tiền đề gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội chung và có tính quyết định đối với sự phát triển của các tế bào xã hội, Nhà nước đã lựa chọn để gia tăng tối đa biện pháp cưỡng chế đối với một số quy phạm pháp luật nhất định về hôn nhân gia đình.

Bảo vệ các nguyên tắc, chế độ hôn nhân gia đình là chức năng cơ bản và là bộ phận quan trọng trong hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Lĩnh vực hôn nhân gia đình là một trong những lĩnh vực đặc biệt, các vi phạm xảy ra thường được xử lý bằng biện pháp giáo dục, phòng ngừa và xử lý hành chính. Bằng biện pháp hình sự được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế nhằm đảm bảo cho mọi hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.Nhìn chung các tội phạm về hôn nhân và gia đình đều mang những đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vì chúng vi phạm các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình, gây ra nguy cơ xáo trộn trật tự các quan hệ về độ hôn nhân gia đình mà Nhà nước đã xác lập, chống lại những giá trị tiến bộ về độ hôn nhân gia đình mà loài người đã đạt được, và đe dọa triệt tiêu động lực phát triển của xã hội. Ví dụ như vi phạm các nguyên tắc về điều kiện kết hôn, quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình hoặc một số quan hệ khác liên quan ...

Thứ hai, Là những hành vi đã được tội phạm hóa trong luật hình sự. Các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân gia đình chỉ bị coi là tội phạm nếu đã được quy định cụ thể ở trong luật hình sự. Người thực hiện hành vi vi phạm chế độ hôn nhân gia đình không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu luật hình sự chưa quy định là tội phạm đối với hành vi mà người đó đã thực hiện, có thể sẽ chỉ chịu các biện pháp trách nhiệm pháp lý phi hình sự khác.

Thứ ba, Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện thì mới bị coi là tội phạm. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và khả năng kìm chế hành vi đó để lựa chọn thực hiện hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Thứ tư, Được thực hiện bởi người có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự.

Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Thứ năm, Thực hiện một cách có lỗi mới bị coi là tội phạm.

- Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

- Nội dung:

Các yếu tố cấu thành tội phạm về hôn nhân gia đình

1. Khách thể của tội phạm

Các tội phạm chế độ hôn nhân và gia đình xâm hại đến sự bền vững và thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam. Các tội phạm này không chỉ gây nhũng xáo trộn về xã hội, bất bình trong dư luận, làm đảo lộn quan hệ gia đình mà một số trường hợp còn trực tiếp xâm phạm và gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.

2. Khách quan của tội phạm

Được quy định tại chương XVII của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; được thể hiện dưới dạng hành động (Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; tội tổ chức tảo hôn; tội loạn luân, tội ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng) và không hành động.

Mội số tội có quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là một trong cấu thành tội phạm. Điều đó có nghĩa là việc một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong những điều luật nói trên, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi đó. Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 “1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.”

3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của các tội quy định tại chương XVII Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 là những người đạt độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Một số tội có chủ thể đặt biệt như: Đó có thể là những người có quan hệ huyết thống với bị hại như ông bà, cha mẹ, con, cháu... hoặc những người có cương vị xã hội nhất định mà bị hại lệ thuộc như những người đứng đầu cơ quan, tổ chức; người có chức sắc tôn giáo, người nuôi dưỡng, giám hộ...

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Hầu hết các tội phạm đều được thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội này.

Trên đây là chia sẻ của AV Counsel về các tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình. Qua bài viết sau AV Counsel sẽ chia sẽ rõ hơn về các tội phạm cụ thể trong lĩnh vực này.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI & TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI & TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

243 Lượt xem

BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

140 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ SỰ KIỆN BẤT NGỜ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ?
THẾ NÀO LÀ SỰ KIỆN BẤT NGỜ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ?

241 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC CÁCH LY BỊ CÁO VỚI NHAU KHI TIẾN HÀNH HỎI TẠI PHIÊN TÒA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC CÁCH LY BỊ CÁO VỚI NHAU KHI TIẾN HÀNH HỎI TẠI PHIÊN TÒA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ HAY KHÔNG?

134 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI ĐÁNH BẠC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
CẤU THÀNH TỘI ĐÁNH BẠC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

372 Lượt xem

TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

255 Lượt xem

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

15 Lượt xem

TỘI GIẾT NGƯỜI ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT NGƯỜI ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

251 Lượt xem

LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ LÀ GÌ? TỘI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?
LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ LÀ GÌ? TỘI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?

16 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN
CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN

143 Lượt xem

TÌNH THẾ CẤP THIẾT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017
TÌNH THẾ CẤP THIẾT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

123 Lượt xem

TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

121 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng