CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?

Tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không được kiểm soát và phát hành bởi Nhà nước, mà thường được kiểm soát và phát hành bởi các nhà phát triển của nó và được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo cụ thể. Vậy, tại Việt Nam có được sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán hay không? Sau đây AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn đọc qua bài viết sau:

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
  • Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh toán không dùng tiền mặt;
  • Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;
  • Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;
  • Nghị định 143/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

- Nội dung:

1. Tiền ảo là gì?

Tiền ảo (hay tiền điện tử) là một loại tài sản ảo tận dụng máy tính và công nghệ blockchain để tự hoạt động mà không cần một bên thứ ba quản lý. Bên thứ ba này có thể là ngân hàng trung ương, chính phủ hoặc công ty quản lý hệ thống.

2. Quy định của pháp luật về việc phát hành, cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 được sửa đổi bổ sung bới Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, tại Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 được sửa đổi bổ sung bới Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 việc phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện  thanh toán không hợp pháp là một trong những hành vi bị cấm.

Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 được sửa đổi bổ sung bới Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.

Như vậy, Tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Xử lý vi phạm đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán

a. Xử phạt vi phạm hành chính.

Căn cứ Khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi điểm d Khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP, Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi “Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Bên cạnh đó, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

- Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm.

Mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP)

b. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, Việc phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Cụ thể:

“Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

....

h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

...

2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trên đây là chia sẻ của AV Counsel đến quý bạn đọc về việc sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC
PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC

149 Lượt xem

CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

132 Lượt xem

ÁN TREO VÀ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG ÁN TREO THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
ÁN TREO VÀ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG ÁN TREO THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

120 Lượt xem

CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 1)
CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 1)

248 Lượt xem

TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA, TIỀN TỆ QUA BIÊN GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA BLHS HIỆN HÀNH
TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA, TIỀN TỆ QUA BIÊN GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA BLHS HIỆN HÀNH

126 Lượt xem

ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

450 Lượt xem

VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

119 Lượt xem

TỘI PHẠM LÀ GÌ?
TỘI PHẠM LÀ GÌ?

154 Lượt xem

TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

121 Lượt xem

LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ LÀ GÌ? TỘI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?
LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ LÀ GÌ? TỘI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?

16 Lượt xem

TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

372 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC

190 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng