SAU KHI NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀO VIỆT NAM, KHÔNG TIẾN HÀNH SẢN XUẤT MÀ CHUYỂN SANG TIÊU DÙNG NÔI ĐỊA THÌ PHẠM TỘI GÌ?

Câu hỏi: Anh trai tôi sử dụng pháp nhân của công ty để nhập khẩu hàng hóa theo loại hình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, thủ tục kê khai hải quan khi nhập khẩu đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi nhập khẩu hàng hóa là nguyên liệu về Việt Nam, anh tôi không tiến hành sản xuất để xuất khẩu mà tự ý chuyển tiêu thụ nội địa, không khai báo với cơ quan chức năng. Hành vi của anh tôi sẽ phạm tội “Buôn lậu” hay “Trốn thuế”?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đến AV Counsel, chúng tôi chia sẻ cho bạn thông qua bài viết sau.

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (“Bộ luật hình sự);
  • Luật Hải quan 2014;
  • Nghị định 08/2015/NĐ/CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
  • Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Nội dung:

Như đã phân tích ở các bài viết trước, về cấu thành tội phạm của Tội trốn thuế (Tham khảo tại đây) và Tội buôn lậu (Tham khảo tại đây) thì khách thể của tội trốn thuế là xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước trong hoạt động thu thuế, nộp ngân sách cho nhà nước còn khách thể của tội buôn lậu là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, cụ thể là trật tự quản lý ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật.....

Trường hợp khi nhập khẩu hàng hóa thì thủ tục kê khai hải quan là đúng quy định của pháp luật tuy nhiên, sau khi nhập khẩu thì hàng hóa này vẫn đang chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan theo quy định tại Luật Hải quan 2014 về Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới.

1. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới là hàng hóa phục vụ sinh hoạt, sản xuất bình thường của cư dân biên giới của Việt Nam với cư dân biên giới của nước có chung đường biên giới quốc gia với Việt Nam.

2. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; nơi không có cơ quan hải quan thì chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ đội biên phòng theo quy định của Luật này.”

Như vậy, lúc này cơ quan quản lý thuế chưa quản lý vấn đề này. Việc anh trai bạn không tiến hành sản xuất để xuất khẩu mà tự ý chuyển tiêu thụ nội địa, không thực hiện thủ tục khai báo với cơ quan hải quan là vi phạm trình tự, thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ/CP , sửa đổi bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP về việc khai hải quan và nguyên tắc thực hiện khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa tại điểm b, c khoản 1 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC:

“............................

b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;

c) Hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có giấy phép khi thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa;

Như vậy, hành vi của anh trai bạn có thể cấu thành tội “Buôn lậu” theo quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự 2015.

Trên đây là những chia sẻ của AV Counsel liên quan đến tình huống nêu trên, kính mời quý bạn đọc tham khảo và góp ý.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage:  https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ
PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ

192 Lượt xem

BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

140 Lượt xem

TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

145 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ
CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

75 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH

198 Lượt xem

CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

132 Lượt xem

TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

121 Lượt xem

PHẠM TỘI DO DÙNG RƯỢU BIA HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH MẠNH KHÁC CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
PHẠM TỘI DO DÙNG RƯỢU BIA HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH MẠNH KHÁC CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

369 Lượt xem

CHUẨN BỊ PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ HAY KHÔNG?
CHUẨN BỊ PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ HAY KHÔNG?

260 Lượt xem

TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

371 Lượt xem

TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

255 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ
CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ

178 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng