TỘI BUÔN LẬU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

Buôn lậu được hiểu là việc đưa hàng hóa vào thị trường Việt Nam vượt qua con đường biên giới, không thông qua hải quan theo quy định của pháp luật. Hay dễ hiểu hơn Buôn lậu là buôn bán hàng hóa qua biên giới một cách trái phép. Hành vi buôn lậu là hành vi pháp luật Việt Nam ngăn cấm. Sau đây, AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn đọc về cấu thành tội buôn lậu theo quy định của pháp luật hình sự.

- Cơ sở pháp lý: Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Sau đây gọi là Bộ luật hình sự)

- Nội dung:

1. Tội buôn lậu

Căn cứ quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự về tội buôn lậu:

"1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

2. Cấu thành tội phạm của tội buôn lậu:

a. Khách thể

- Khách thể của tội là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, cụ thể là trật tự quản lý ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật, vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa và hàng cấm.

- Đối tượng tác động của tội buôn lậu là hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật, vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa và hàng cấm. Để xác định được đối tượng tác động của tội này, trong trường hợp cần thiết cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành trưng cầu giám định để có kết luận chính thức của các cơ quan chuyên môn.

+ Hàng hóa là vật phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có giá trị và được đem trao đổi trong thị trường.

+ Tiền Việt Nam là tiền, ngân phiếu, trái phiếu và các loại thẻ tín dụng hoặc giấy tờ khác có giá trị thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

+ Ngoại tệ;

+ Kim khí quý là các loại kim loại thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc các chế phẩm làm từ kim loại quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Vàng, bạc, bạch kim...(Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

+ Đá quý là các loại đá tự nhiên và các thành phẩm từ đá quí theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Kim cương, Rubi, Saphia, Emorot và những đá quý tự nhiên khác có giá trị tương đương (Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

+ Vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa, cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa do Nhà nước quy định (Theo quy định của Luật di sản văn hóa).

b. Khách quan

Được biểu hiện qua những hành vi sau:

- Về dấu hiệu hành vi: Hành vi đặc trưng là hành vi buôn bán trái phép hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật. Buôn bán trái pháp luật là hành vi bán hoặc hành vi mua rồi bán lại cho người khác để thu lợi trái với quy định của pháp luật. Hành vi buôn bán trong nhiều trường hợp đồng nghĩa với hành vi mua bán, nhưng không hoàn toàn chỉ là hành vi mua bán. Mua bán có thể mua để bán lại kiếm lời, nhưng có thể không nhằm mục đích kiếm lời, còn buôn bán nhất định phải có mục đích kiếm lời. Lưu ý là mục đích kiếm lời không phụ thuộc vào trên thực tế có lợi nhuận hay không.

- Hành vi buôn lậu được thực hiện bằng phương thức thủ đoạn rất đa dạng: Lợi dụng hợp đồng dân sự để buôn lậu; móc nối, lôi kéo, đưa hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn để người đó thông đồng hoặc che giấu tội phạm; lợi dụng kẽ hở trong hoạt động quản lý ngoại thương của nhà nước để xin giấy phép xuất, nhập khẩu hàng hóa, khi cơ quan quản lý nhà nước phát hiện không bình thường nhưng cũng không có cách nào quy kết đó là buôn lậu hay không buôn lậu mà phải thông qua nghiệp vụ điều tra mới xác định được.. Nhập hàng hóa núp dưới hình thức tạm nhập, tái xuất. Nhưng khi hàng đã nhập về rồi thì không xuất mà tiêu thụ ngay trong nước hoặc khi nhà nước có chủ trương không đánh thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa thì người phạm tội lại nghĩ ngay đến thủ đoạn trộn lẫn hàng hóa có thuế xuất bằng không với hàng hóa khác để trốn thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, thủ đoạn phạm tội trong tội này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, có thể là chứng cứ định khung hình phạt.

- Yếu tố bắt buộc để cấu thành tội này là địa điểm thực hiện tội phạm. Địa điểm thực hiện tội phạm là biên giới hoặc khu vực phi thuế quan.

Căn cứ Điều 1 Luật Biên giới quốc gia 2003, Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

- Hậu quả: là những thiệt hại về vật chất. Hậu quả của tội phạm buôn lậu đó là những thiệt hại gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa đã bị xâm phạm dẫn đến nhà nước không thể kiểm soát được hàng hóa xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuấ xuất khẩu hàng hóa. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Có thể thấy rằng, Tội buôn lậu là tội có cấu thành tội phạm về mặt hình thức, tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi buôn lậu hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật qua biên giới hoặc khu vực phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.

- Dấu hiệu khác: Có thể là dấu hiệu định tội như dấu hiệu địa điểm: buôn bán trái phép qua biên giới; Cũng có thể là các dấu hiệu định khung như: Thời gian đang có chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác...

c. Chủ thể

- Cá nhân: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên.

- Pháp nhân thương mại: thỏa mãn điều kiện theo quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự, cụ thể: Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

d. Chủ quan

Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ được hành vi buôn lậu qua biên giới, khu vực phi thuế quan là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó. Không có hành vi buôn lậu nào được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp. Mục đích của người phạm tội là thu lợi. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn thuế xuất nhập khẩu.

Động cơ phạm tội là động cơ tư lợi, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.

3. Người phạm tội buôn lậu phải chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn 1 trong các điều kiện sau:

- Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

- Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử văn hóa;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309, và 311 của Bộ luật này bằng một trong các hình thức được quy định trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng mà chưa quá một năm.

- Đã bị kết án về tội buôn lậu hoặc các tội quy định tại một trong các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự chưa được xóa án tích mà còn vi phạm là trường hợp trước khi thực hiện hành vi buôn lậu, người phạm tội đã bị tòa án kết án về tội buôn lậu hoặc một trong các tội quy định tại các điều vừa nêu của BLHS chưa được xóa án tích theo Điều 89 của BLHS. Nếu người phạm tội bị kết án tội phạm khác không phải là buôn lậu hoặc một trong các quy định tại các Điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của BLHS hoặc đã đuợc xóa án tích, thì nguoi có hành vi buôn lậu cũng không phải chịu TNHS.

Tội buôn lậu còn được áp dụng với pháp nhân thương mại: Về dấu hiệu cấu thành tội phạm thì pháp nhân thương mại cơ bản giống cá nhân tuy nhiên giá trị hàng hóa buôn lậu mà pháp nhân thương mại cao hơn đối với cá nhân buôn lậu.

4. Hình phạt

Tại Điều 200 Bộ luật hình sự quy định 04 khung hình phạt đối với người phạm tội

- Khung 01: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với các hành vi quy định tại khoản 1.

- Khung 02: phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm với các hành vi quy định tại khoản 2.

- Khung 03: phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm với các hành vi quy định tại khoản 3.

- Khung 04: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm với các hành vi quy định tại khoản 4.

- Người phạm tội còn có thể có hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Với Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự thì bị phạt như sau:

+ Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

+ Thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng.

+ Thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật hình sự thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là một số chia sẻ của AV Counsel về cấu thành của tội Buôn Lậu theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage:  https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

DI LÍ LÀ GÌ?
DI LÍ LÀ GÌ?

461 Lượt xem

VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

312 Lượt xem

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ
PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ

193 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC

190 Lượt xem

CHUẨN BỊ PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ HAY KHÔNG?
CHUẨN BỊ PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ HAY KHÔNG?

261 Lượt xem

PHẠM TỘI DO DÙNG RƯỢU BIA HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH MẠNH KHÁC CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?
PHẠM TỘI DO DÙNG RƯỢU BIA HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH MẠNH KHÁC CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

370 Lượt xem

TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

121 Lượt xem

PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC
PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC

150 Lượt xem

VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

119 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC CÁCH LY BỊ CÁO VỚI NHAU KHI TIẾN HÀNH HỎI TẠI PHIÊN TÒA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC CÁCH LY BỊ CÁO VỚI NHAU KHI TIẾN HÀNH HỎI TẠI PHIÊN TÒA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ HAY KHÔNG?

135 Lượt xem

TỘI PHẠM LÀ GÌ?
TỘI PHẠM LÀ GÌ?

154 Lượt xem

TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

146 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng