TỘI PHẠM LÀ GÌ?

Luật hình sự (Law Criminal hay Law Penal - luật về tội ác hay luật về hình phạt) là luật quy định về tội phạm và hình phạt. Bên cạnh đó, công tác phòng ngừa tội phạm cũng đòi hỏi luật hình sự phải đưa ra định nghĩa rõ ràng, cụ thể về tội phạm nói chung trước khi quy định các tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự. Chế định về tội phạm nói chung cũng là chế định quan trọng mà Bộ luật hình sự nhiều nước quy định. Định nghĩa tội phạm là gì trong Bộ luật hình sự các nước là không giống nhau: Bộ luật hình sự Pháp 1810 định nghĩa: Tội phạm là vi phạm pháp luật bị Bộ luật hình sự trừng trị. Bộ luật hình sự Thụy Sỹ 1937 quy định: Tội phạm là hành vi do luật hình sự cấm bằng nguy cơ xử phạt. Bộ luật hình sự Ba Lan: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị cấm bởi luật có hiệu lực khi hành vi xảy ra. Bộ luật hình sự Việt Nam Cộng hòa quy định: Tội phạm do Bộ luật hình sự tiên liệu... Trong phạm vi bài viết này, Vina Lawyer tập trung phân tích định nghĩa về tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam.

- Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2015).

- Nội dung:

Căn cứ Điều 8 BLHS quy định:

Điều 8. Khái niệm tội phạm:

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác."

Bộ luật hình sự năm 2015 của Việt Nam đã dành một Điều để định nghĩa tội phạm. Điều luật tương đối dài những có thể tóm tắt theo Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

Từ định nghĩa trên, có thể thấy tội phạm có 4 dấu hiệu. Đó là những đặc điểm riêng có của tội phạm khác với các vi phạm pháp luật khác và có dùng nó để phân biệt với các vi phạm pháp luật khác như vi phạm hành chính, vi phạm dân sự...

Thứ nhất, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm. Trong khoa học pháp lý hình sự gọi đây là dấu hiệu thuộc nội dung của tội phạm. Theo đó, tội phạm trước hết phải là hành vi. Đó là toàn bộ cách xử sự có mục đích của con người ra ngoài thế giới khách quan bằng hai hình thức hành động và không hành động. Như vậy, quan điểm nhất quán của nhà làm luật Việt nam là không có hành vi thì không có tội phạm. Nói như C. Mác: “Ngoài hành vi ra tôi hoàn toàn độc lập với pháp luật”. Luật hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm đối với những ý nghĩ, âm mưu, dự định. Tính toán mới ở dạng ý thức chưa thể hiện ra ngoài thế giới khách quan bằng hành vi.

Hơn nữa, tội phạm là hành vi nhưng hành vi đó phải nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Thể hiện, hành vi phạm tội ra, đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho xã hội. Để đánh giá một hành vi có nguy hiểm cho xã hội ở mức độ tội phạm phải dựa vào nhiều căn cứ:

- Dựa vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội mà hành vi đó xâm phạm. Theo đó, hành vi bị coi là tội phạm khi nó xâm hại đến các quan hệ xã hội quan trọng được luật hình sự bảo vệ và được ghi nhận trong Bộ luật hình sự. Cụ thể tại Điều 8 BLHS đã liệt kê các quan hệ xã hội mà hành vi phạm tội xâm phạm.

- Dựa vào công cụ phương tiện người phạm tội sử dụng, phương thức thủ đoạn phạm tội. Ví dụ: Khoản 1 Điều 114 Bộ luật hình sự quy định cấu thành cơ bản của Tội cố ý gây thương tích. Theo đó, nếu gây thương tích dưới 11% cho người khác nhưng dùng hung khí nguy hiểm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Như vậy, hành vi có nguy hiểm cho xã hội hay không, có là tội phạm hay không trong trường hợp này phụ thuộc vào hung khí mà người phạm tội sử dụng.

- Dựa vào hậu quả mà tội phạm gây ra. Đó là những thiệt hại về thể chất, vật chất, tinh thần hoặc những thiệt hại khác mà hành vi gây ra cho xã hội. Hậu quả là dấu hiệu xác định tội phạm cụ thể trong rất nhiều điều luật quy định về tội phạm cụ thể. Ví dụ: gây thương tích 11% trở lên đối với tội cố ý gây thương tích, chiếm đoạt tài sản giá trị 2 triệu đồng trở lên đối với một số tội xâm phạm.

- Dựa vào hình thức lỗi để xác định hành vi có phải là tội phạm hay không. Cùng một hành vi nhưng hình thức lỗi cố ý hay vô ý có ý nghĩa quyết định hành vi đó có phải là tội phạm hay không. Ví dụ: cùng hành vi gây thương tích, nếu lỗi cố ý thì thiệt hại thương tích của bị hại do người phạm tội gây ra phải là 11% trở lên sẽ phạm tội; nếu là lỗi vô ý thì thiệt hại thương tích của bị hại do người phạm tội gây ra phải 31% trở lên mới phạm tội.

- Dựa vào nhân thân người phạm tội. Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các dấu hiệu tự nhiên và xã hội phản ánh bản chất của con người trong các mối quan hệ xã hội và có ảnh hướng đến việc người này phạm tội trên thực tế và ảnh hưởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của người đó. Trong khoa học và trong luật thực định của nhiều nước có quan điểm cho rằng không ai có thể bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm vì nhân thân xấu của mình. Tuy nhiên, Luật hình sự Việt Nam cho rằng nhân thân có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất mức độ, nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhiều trường hợp nhân thân xấu có tính chất quyết định hành vi của một người có phải là tội phạm hay không?

Trong phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự Việt nam năm 2015 các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội như đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm, đã bị kết án chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, hoặc một số tội đòi hỏi người phạm tội phải ở một độ tuổi nhất định nào đó là dấu hiệu để định tội.

Thứ hai, dấu hiệu quan trọng của tội phạm là dấu hiệu hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

>>> Xem thêm: Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu như thế nào?

Như vậy một hành vi bị coi là tội phạm khi và chỉ khi hành vi đó được thực hiện bởi một người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Ngược lại, hành vi dù có nguy hiểm đáng kể cho xã hội nhưng do người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện (người bị tâm thần hoặc bệnh khác mất hoàn toàn khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình) thì không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận nguyên tắc “quy tội khách quan”- tức là truy cứu trách nhiệm hình sự khi chỉ có hành vi khách quan. Một người thực hiện hành vi phạm tội luôn bị đe dọa phải áp dụng hình phạt - là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất khi họ thực hiện hành vi trong trạng thái có lỗi. Tức là trong trạng thái tâm lý mà ở đó họ có đầy đủ điều kiện và khả năng để lựa chọn một biện pháp xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội nhưng họ đã thực hiện hành vi bị luật hình sự cấm gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Khẳng định dấu hiệu lỗi của tội phạm là dựa vào mục đích của hình phạt theo luật hình sự Việt Nam là không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà chủ yếu nhằm cải tạo, giáo dục họ. Mục đích này chỉ đạt được nếu hình phạt được áp dụng đối với người có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội - tức là khi thực hiện hành vi phạm tội đó. Ngoài ra, hành vi bị coi là tội phạm khi nó được thực hiện bởi một người đạt độ tuổi luật định.

Thứ ba, dấu hiệu thứ ba còn gọi là dấu hiệu hình thức của tội phạm đó là tính trái pháp luật hình sự  (Tội phạm phải được quy định trong Bộ luật hình sự). Điều 2 Bộ luật hình sự quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

 Bất kỳ một hành vi nào bị coi là tội phạm cũng đều được quy định trong Bộ luật hình sự. Đặc điểm này đã được pháp điển hóa tại Điều 2 Bộ luật hình sự “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, một người thực hiện hành vi dù nguy hiểm cho xã hội đến đâu nhưng hành vi đó chưa được quy định trong Bộ luật hình sự thì không bị coi là tội phạm.

Quy định dấu hiệu tính trái pháp luật là một trong những đặc điểm của tội phạm nhằm: Bỏa đảm cho đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm được thống nhất. Bảo đảm cho quyền chính đáng công dân, tránh khả năng xử lý tùy tiện các vi phạm từ phía cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ tư, dấu hiệu cuối cùng của tội phạm là tội phạm phải chịu hình phạt. Đặc điểm này không được nêu trong khái niệm tội phạm mà nó là một dấu hiệu độc lập có tính quy kết kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự . Tính phải chịu hình phạt của tội phạm có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng bị đe dọa phải áp dụng một hình phạt đã được quy định trong Bộ luật hình sự. Như vậy, theo Điều 8 Bộ luật hình sự phải là sự thống nhất các dấu hiệu cần và đủ bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, năng lực trách nhiệm hình sự, được quy định trong Bộ luật hình sự và phải chịu hình phạt.

Khái niệm tội phạm là khái niệm cơ bản nhất trong luật hình sự Việt Nam là cơ sở thống nhất cho việc xác định những tội phạm cụ thể và các chế định khác của luật hình sự. Các khái niệm khác tuy độc lập nhưng cũng chỉ là những khái niệm có tính chất cụ thể hóa và hoàn toàn phụ thuộc vào khái niệm tội phạm. Khái niệm tội phạm là cơ sở thống nhất cho việc nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự một cách đúng đắn.

Trên đây là bình luận về khái niệm Tội phạm theo quy định tại BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 AV Counsel xin chia sẻ đến quý bạn đọc cùng tham khảo.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

233 Lượt xem

TỘI GIẾT HOẶC VỨT CON MỚI ĐẺ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT HOẶC VỨT CON MỚI ĐẺ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

255 Lượt xem

BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

157 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ SỰ KIỆN BẤT NGỜ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ?
THẾ NÀO LÀ SỰ KIỆN BẤT NGỜ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ?

261 Lượt xem

TỘI LỪA DỐI KHÁCH HÀNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI LỪA DỐI KHÁCH HÀNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

220 Lượt xem

PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC
PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC

163 Lượt xem

TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

270 Lượt xem

ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

464 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN
CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN

159 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC

210 Lượt xem

SAU KHI NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀO VIỆT NAM, KHÔNG TIẾN HÀNH SẢN XUẤT MÀ CHUYỂN SANG TIÊU DÙNG NÔI ĐỊA THÌ PHẠM TỘI GÌ?
SAU KHI NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀO VIỆT NAM, KHÔNG TIẾN HÀNH SẢN XUẤT MÀ CHUYỂN SANG TIÊU DÙNG NÔI ĐỊA THÌ PHẠM TỘI GÌ?

148 Lượt xem

TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI & TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI & TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

259 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng