TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Một người thực hiện hành vi phạm tội nhưng trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy tình trạng không có năng lực trách nhiệm là gì? Mời quý đọc giả cùng tìm hiểu với AV Counsel trong bài viết này.

- Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2015).

- Nội dung:

Căn cứ Điều 21 BLHS quy định:

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Thế nào là Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự?

Thứ nhất, Quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự mắc bệnh khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình.

Thứ hai, do sự tác động của bệnh tâm thần hoặc bệnh khác về nhận thức và điều khiển hành vi người đó không nhận thức được hành vi của mình hoặc không điều khiển được hành vi của mình.

Hai điều kiện nêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau như hai điều kiện cần và đủ để xác định tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự của một người. Nếu họ có mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác liên quan đến nhận thức, điều khiển hành vi của mình nhưng chưa đến mức độ mất hoàn toàn khả năng đó thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (trường hợp hạn chế khả năng nhận thức điều khiển hành vi).

Trách nhiệm hình sự cũng đặt ra đối với trường hợp tuy mất hoàn toàn khả năng nhận thức, điều khiển hành vi nhưng không phải do bệnh tâm thần hay bệnh liên quan nhận thức như trường hợp dùng rượu, bia, chất kích thích khác.

Cần lưu ý khi đánh giá khả năng nhận thức hành vi của mình của người bị bệnh tâm thần hay bệnh khác liên quan đến nhận thức. Trường hợp một người nhận thức được tính chất thực tế của hành vi nhưng không nhận thức được tính chất pháp lý (trái pháp luật) của hành vi do họ bệnh tâm thần hay bệnh khác thì họ cũng được coi là không nhận thức được hành vi của mình và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: X bị bệnh tâm thần hoang tưởng luôn cho rằng A thù ghét và có ý định giết mình nên X đã vác dao chém A để phòng vệ. Như vậy, trường hợp này X không mất khả năng nhận thức tính chất thực tế của hành vi (có ý thức khi chém A) nhưng X không nhận thức được đây là hành vi trái pháp luật. Việc không nhận thức được là do bệnh tâm thần hoang tưởng. X cũng được coi là ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và X không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy không phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng người gây ra thiệt hại cho xã hội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.

Trên đây là nội dung pháp lý liên quan đến tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 AV Counsel xin gửi đến quý bạn đọc.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

121 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN
CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN

143 Lượt xem

CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

197 Lượt xem

TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

372 Lượt xem

VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG VÀ MỨC HÌNH PHẠT NHƯ THẾ NÀO???
VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG VÀ MỨC HÌNH PHẠT NHƯ THẾ NÀO???

133 Lượt xem

ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

450 Lượt xem

TỘI GIẾT NGƯỜI ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT NGƯỜI ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

251 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?

184 Lượt xem

VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI DO VI PHẠM QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP HOẶC QUY TẮC HÀNH CHÍNH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ?
VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI DO VI PHẠM QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP HOẶC QUY TẮC HÀNH CHÍNH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ?

190 Lượt xem

CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

133 Lượt xem

PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC
PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC

149 Lượt xem

SAU KHI NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀO VIỆT NAM, KHÔNG TIẾN HÀNH SẢN XUẤT MÀ CHUYỂN SANG TIÊU DÙNG NÔI ĐỊA THÌ PHẠM TỘI GÌ?
SAU KHI NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀO VIỆT NAM, KHÔNG TIẾN HÀNH SẢN XUẤT MÀ CHUYỂN SANG TIÊU DÙNG NÔI ĐỊA THÌ PHẠM TỘI GÌ?

132 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng