LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ LÀ GÌ? TỘI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?

Quyền tự do dân chủ là một con dao hai lưỡi. Nếu được sử dụng đúng đắn, nó sẽ góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Ngược lại, nếu bị lợi dụng, nó có thể trở thành công cụ để gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy đâu là ranh giới giữa việc thực hiện quyền tự do dân chủ và hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để vi phạm pháp luật? Việc làm rõ bản chất của hành vi này và các chế tài xử lý là vô cùng cần thiết để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng và đảm bảo trật tự xã hội.

- Căn cứ pháp lý:

  • Hiến pháp 2013.
  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

- Nội dung:

1. Quyền tự do dân chủ được quy định thế nào trong Hiến Pháp?

Căn cứ theo Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định:

"1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật."

Theo đó căn cứ Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định về quyền tự do dân chủ như sau:

"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."

Như vậy, quyền tự do dân chủ của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến Pháp như sau:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

Việc thực hiện các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân (quy định tại Hiến pháp 2013) phải đảm bảo theo khuôn khổ quy định của pháp luật. Khi tổ chức, cá nhân thực hiện quyền tự do dân chủ thì công dân phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác.

2. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Căn cứ theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

"Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm."

Như vậy, công dân có các quyền tự do dân chủ cơ bản như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng…vv… Tuy nhiên, trong trường hợp các quyền tự do đó lại xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. Mức phạt cao nhất của tội danh này lên đến 7 năm tù giam.

Vậy nếu lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt như sau:

"Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

...

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;

đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;

g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép;

h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay;

i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử."

Như vậy, hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân chưa đến mức truy cứu hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung "LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ LÀ GÌ? TỘI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?".

____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

188 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH

260 Lượt xem

TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

9 Lượt xem

TRUY ĐUỔI CƯỚP MÀ DẪN ĐẾN TỬ VONG, AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?
TRUY ĐUỔI CƯỚP MÀ DẪN ĐẾN TỬ VONG, AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

16 Lượt xem

ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

493 Lượt xem

TỘI GIẾT HOẶC VỨT CON MỚI ĐẺ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT HOẶC VỨT CON MỚI ĐẺ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

283 Lượt xem

CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 1)
CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 1)

300 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI ĐÁNH BẠC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
CẤU THÀNH TỘI ĐÁNH BẠC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

421 Lượt xem

VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

165 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ SỰ KIỆN BẤT NGỜ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ?
THẾ NÀO LÀ SỰ KIỆN BẤT NGỜ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ?

292 Lượt xem

VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG VÀ MỨC HÌNH PHẠT NHƯ THẾ NÀO???
VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG VÀ MỨC HÌNH PHẠT NHƯ THẾ NÀO???

174 Lượt xem

PHÂN BIỆT KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ KHỞI TỐ BỊ CAN
PHÂN BIỆT KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ KHỞI TỐ BỊ CAN

169 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng