THẾ NÀO LÀ GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH? GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH KHÁC VỚI GIẾT NGƯỜI CÓ TÍNH CHẤT CÔN ĐỒ NHƯ THẾ NÀO?

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh cũng là trường hợp phạm tội được tách từ tội giết người. Vậy giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có khác gì với tội giết người có tính chất côn đồ hay không? Hãy cùng AV Counsel tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

- Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2015);

- Nội dung:

Căn cứ Điều 125 BLHS 2015 quy định:

"Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm."

Dấu hiệu pháp lý của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh gồm:

1. Mặt khách quan:

Hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, người phạm tội khi thực hiện hành vi giết người phải ở trong trạng thái khả năng không kiểm soát, kiềm chế hành vi nhưng chưa đến mức mất toàn bộ khả năng nhận thức điều khiển hành vi. Để đánh giá kích động mạnh hay không phải đánh giá toàn bộ các tình tiết vụ án như nhân thân người phạm tội, mỗi quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân và các điều kiện, hoàn cảnh khách quan bên ngoài tác động đến tinh thần của nạn nhân. Tiêu chí khái quát để đánh giá là bất kỳ ai bình thường về tinh thần nếu đặt trong đó đều có thể bị kích động mạnh.

Ví dụ: Ông H là thương binh nặng có nhiều mảnh đạn trong đầu. Khi trái gió, trở trời ông hay T bị đau đầu làm cho tính khí lúc đó nóng nảy. O phòng bên cạnh phòng ông H có thanh niên Nguyễn Văn N có sở thích chơi loa đài và hay mở loa đài suốt ngày. Nhiều lần đau đầu ông H có nhờ N mở đài bé lại nhưng N không nghe. Một ngày trở trời, ông H bị đau đầu rất nặng, N lại mở sang đài liên tục cả ngày. Ông H sang nhắc nhở, N đã có hành vi xúc phạm, chửi bởi ông H và dùng tay đẩy ông ra khỏi nhà. Ông H vở lây con dao ở bàn nhà N đâm N chết tại chỗ. Đánh giá toàn diện các tình tiết của vụ án trên rõ ràng ông H giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Thứ hai, nạn nhân phải có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng hoặc hành vi trái pháp luật hay trái đạo đức tuy nhỏ nhặt xâm phạm đến người phạm tội hay người thân thích của người phạm tội nhưng diễn ra liên tục, thường xuyên gây ức chế tâm lý cho người phạm tội.

Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa tình trạng kích động mạnh về tinh thần với hành vi trái pháp luật của nạn nhân. Nói cách khác nếu người phạm tội bị kích động mạnh nhưng không do hành vi trái pháp luật của nạn nhân thì không thỏa mãn cấu thành tội này.

Ví dụ: A đánh B, B đuổi theo A không được quay về nhà A thấy con gái của A đang nấu cơm liền đâm chết con gái A thì không thuộc trường hợp này. Trường hợp này B phạm tội giết người. Lưu ý khi định danh tội phạm tại Điều 125 và Điều 123 có trường hợp hành vi vừa thỏa mãn dấu hiệu định tội của Tội phạm quy định tại Điều 125 vừa thỏa mãn dấu hiệu định khung của Điều 123 thì ưu tiên áp dụng dấu hiệu định tội và sẽ định tội danh theo Điều 125.

Ví dụ: A là phụ nữ có thai, do A chửi mắng, xúc phạm hành hung nghiêm trọng B nên B giết A trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trường hợp này định tội danh theo Điều 125 chứ không theo Điều 123 với tình tiết tăng nặng giết phụ nữ có thai. Hậu quả bắt buộc là nạn nhân chết. Tội này không có giai đoạn chưa đạt.

Các dấu hiệu khách thể, chủ thể, chủ quan khác giống như tội giết người.

>>> Xem thêm: Tội giết người được quy định như thế nào theo bộ luật hình sự 2015

2. Về hình phạt:

- Cấu thành tội phạm cơ bản là phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

- Cấu thành tội phạm tăng nặng là phạt tù từ 3 năm đến 7 năm đối với trường hợp giết hai người trở lên trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

3. Phân biệt giữa Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh và Tôi giết người có tính chất côn đồ tại điểm n Khoản 1 Điều 123.

- Điểm giống nhau: Về chủ thể, khách thể, chủ quan giống như tội giết người. Đã được phân tích trong bài viết: Tội giết người được quy định như thế nào theo bộ luật hình sự 2015

- Điểm khác nhau: Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh thì nạn nhân phải có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng hoặc hành vi trái pháp luật hay trái đạo đức tuy nhỏ nhặt xâm phạm đến người phạm tội hay người thân thích của người phạm tội. Và để đánh giá hành vi của nạn nhân phải xem xét hoàn cảnh và mức độ hành vi của nạn nhân có đến mức làm cho tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh hay không? Đồng thời xem xét đến ý thức của người phạm tội, theo đó, người phạm tội giết người thể hiện ý thức coi thường pháp luật, coi thường tính mạng người khác, giết người chì vì lý do rất nhỏ nhặt mà tước bỏ tính mạng nạn nhân. Ví dụ: A cho rằng B “nhìn đểu” mình lập tức rút dao giết B.

Bình luận khoa học BLHS 2015 (Sđbs 2017)

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

TỘI BUÔN LẬU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017
TỘI BUÔN LẬU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

276 Lượt xem

TỘI GIẾT HOẶC VỨT CON MỚI ĐẺ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT HOẶC VỨT CON MỚI ĐẺ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

255 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?

199 Lượt xem

PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC
PHÂN BIỆT TỐ CÁO VÀ TỐ GIÁC

162 Lượt xem

TỘI KHÔNG CỨU GIÚP NGƯỜI ĐANG Ở TRONG TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG
TỘI KHÔNG CỨU GIÚP NGƯỜI ĐANG Ở TRONG TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG

16 Lượt xem

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

28 Lượt xem

TỘI TRỐN THUẾ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017
TỘI TRỐN THUẾ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

148 Lượt xem

TÌNH THẾ CẤP THIẾT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017
TÌNH THẾ CẤP THIẾT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

141 Lượt xem

PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017
PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

137 Lượt xem

CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 2)
CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 2)

133 Lượt xem

BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

157 Lượt xem

VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG VÀ MỨC HÌNH PHẠT NHƯ THẾ NÀO???
VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG VÀ MỨC HÌNH PHẠT NHƯ THẾ NÀO???

151 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng