DI LÍ LÀ GÌ?

Trên thực tế, chúng ta không xa lạ gì khi nghe đến thuật ngữ “di lí”, phổ biến nhất là trong quan hệ pháp luật hình sự. Vậy, di lí là gì? Được sử dụng như thế nào? AV Counsel sẽ cùng Quý Khách hàng phân tích rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau.

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2022 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng Dân sự);
  • Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2021 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng Hình sự);
  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự).

- Nội dung:

I. Khái niệm di lí

Di lí là một thuật ngữ Hán Việt, là sự di chuyển, chuyển dịch các chủ thể từ nơi này sang nơi khác về mặt pháp lý. Di lí là một khái niệm mang ý nghĩa rất rộng, vì thế hiện nay chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào đề cập đến khái niệm này. Trong pháp luật Việt Nam, việc một chủ thể thực hiện di lí tối phạm sẽ được sử dụng một thuật ngữ khác nhau, ví dụ như với bị can, bị cáo thường sẽ dùng thuật ngữ “dẫn giải” / “áp giải”; với bản án (hoặc các văn bản tố tụng) sẽ dùng từ ngữ “tống đạt”.

II. Di lí trong một số trường hợp cụ thể

Khi đưa Bị can/ bị cáo di chuyển đến một nơi khác, trong Bộ luật Hình sự sử dụng thuật ngữ “áp giải” / “dẫn giải”.

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng Hình sự:

- Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.

- Dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.

Tại Điều 127 Bộ luật Hình sự 2015 về áp giải, dẫn giải:

1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

3. Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.

4. Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật Hình sự.

5. Người thi hành quyết định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc áp giải, dẫn giải theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật Hình sự.

Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.

6. Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

TỘI GIẾT NGƯỜI ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT NGƯỜI ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

251 Lượt xem

BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

140 Lượt xem

ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

451 Lượt xem

VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG VÀ MỨC HÌNH PHẠT NHƯ THẾ NÀO???
VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG VÀ MỨC HÌNH PHẠT NHƯ THẾ NÀO???

134 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI ĐÁNH BẠC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
CẤU THÀNH TỘI ĐÁNH BẠC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

373 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ SỰ KIỆN BẤT NGỜ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ?
THẾ NÀO LÀ SỰ KIỆN BẤT NGỜ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ?

241 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?

184 Lượt xem

VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

312 Lượt xem

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ
PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ

193 Lượt xem

CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 1)
CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 1)

249 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN
CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN

144 Lượt xem

TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI & TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI & TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

244 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng