CẤU THÀNH TỘI ĐÁNH BẠC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Những con bạc thua nợ quá nhiều sẽ dễ nảy sinh các hành vi trộm cắp, lừa gạt để có tiền trả nợ; trong cuộc chơi có thể xảy ra cãi vã hoặc đánh nhau gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh. Tội đánh bạc cũng là một tệ nạn của xã hội. Vậy, cấu thành tội đánh bạc theo quy định của pháp luật như thế nào? AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn đọc qua bài viết sau đây.

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự);
  • Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/2010  của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại điều 248 và điều 249 của bộ luật hình sự.

- Nội dung:

1. Quy định về tội đánh bạc theo pháp luật hình sự.

Theo Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,  “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Căn cứ Điều 321 Bộ luật hình sự quy định về Tội đánh bạc:

“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”

2. Các yếu tố cấu thành “Tội đánh bạc”

a. Mặt khách quan:

- Tội phạm được thể hiện ở Hành vi đánh bạc dưới bất kì hình thức nào, thắng thua bằng tiền hoặc hiện vật. Hành vi đánh bạc được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào được, thua bằng tiền hoặc dùng hiện vật để gán nợ, hiện vật có thể là vàng, bạc, đá quí, xe máy, ô tô.... Các hình thức đánh bạc có thể là đánh bài, tổ tôm, sóc đĩa, đánh 3 cây, cá độ bóng đá....

- Chỉ truy cứu trách nhiệm về tội này khi có những điều kiện sau:

+ Số tiền, hiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 

- Tiền và hiện vật dùng để đánh bạc được xác định bằng tiền và hiện vật thu giữ tại chiếu bạc; tiền và hiện vật trên người các con bạc mà có căn cứ sẽ dùng để đánh bạc; tiền và hiện vật thu giữ ở nơi khác mà có căn cứ sẽ dùng để đánh bạc.

+ Đối với người đánh bạc dưới hình thức cá độ, đánh đề: Tiền và hiện vật được xác định bằng số tiền đã bỏ ra cộng với số tiền thắng được.

+ Đối với chủ đề, chủ cá độ: Tiền và hiện vật được xác định bằng số họ đã nhận được từ người chơi và số họ đã trả cho người trúng.

b. Mặt chủ quan:

- Lỗi: Lỗi cố ý, người thực hiện hành vi dù biết đó là hành vi vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện để thu lợi bất chính.

c. Chủ thể:

Là cá nhân đã có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự, những người đủ từ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự cho mọi phạm vi phạm tội mình gây ra.

d. Khách thể:

Tội phạm xâm phạm vào trật tự an toàn công cộng, khác với pháp luật của một số nước tư bản quy định cho phép hoạt động đánh bạc, pháp luật nước ta nghiêm cấm mọi hoạt động đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào và coi đây là hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội.

3. Hình phạt:

- Khoản 1: Phạt cải tọa không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

- Khoản 2: Phạt tù từ 3 năm đến 7 năm nếu có thêm một trong các tình tiết tăng nặng sau đây:

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội,;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Khoản 3: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là một số nội dung phân tích về tội đánh bạc, kính mời quý bạn đọc tham khảo.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

DI LÍ LÀ GÌ?
DI LÍ LÀ GÌ?

476 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?

199 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN
CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN

159 Lượt xem

TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

386 Lượt xem

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

28 Lượt xem

TỘI TRỐN THUẾ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017
TỘI TRỐN THUẾ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

148 Lượt xem

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ
PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ

209 Lượt xem

ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

464 Lượt xem

TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA, TIỀN TỆ QUA BIÊN GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA BLHS HIỆN HÀNH
TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA, TIỀN TỆ QUA BIÊN GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA BLHS HIỆN HÀNH

142 Lượt xem

CHUẨN BỊ PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ HAY KHÔNG?
CHUẨN BỊ PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ HAY KHÔNG?

272 Lượt xem

VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG VÀ MỨC HÌNH PHẠT NHƯ THẾ NÀO???
VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG VÀ MỨC HÌNH PHẠT NHƯ THẾ NÀO???

151 Lượt xem

TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

270 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng