TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật hình sự cho thấy từ khi thành lập đến trước khi thông qua bộ luật hình sự 1985, khái niệm về các tội phạm về chức vụ chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Dần dần các tội phạm liên quan đến chức vụ, hối lộ, tham nhũng được bổ sung, hoàn thiện. Tại Điều 219 Bộ luật hình sự 1985 lần đầu tiên phản ánh đầy đủ những dấu hiệu đặc trưng đó là khách thể, chủ thể và yếu tố lợi chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Đến Bộ luật hình sự 1999 với việc pháp điển hóa lần hai đã chia ra hai mục là các tội phạm về tham nhũng (mục A) và các tội phạm khác về chức vụ (mục B) nhằm tập trung đấu tranh, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các tội phạm về tham nhũng.

- Cơ sở pháp lý: Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Sau đây gọi là Bộ luật hình sự)

- Nội dung:

Khái niệm tội phạm về chức vụ quyền hạn được mô tả như sau: Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện trong khi thi hành công vụ. Người có chức vụ quyền hạn nói trên ở đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương và không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.

Tiếp tục kế thừa những thành tựu tại Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự 2015 về cơ bản giữ nguyên khái niệm về chức vụ và có bổ sung thêm cụm từ “nhiệm vụ” nhằm mở rộng phạm vi chủ thể chịu trách nhiệm hình sự không những xử lý hành vi phạm tội trong lĩnh vực công mà còn xảy ra trong lĩnh vực tư. Theo quy định tại Điều 352 Bộ luật hình sự 2015 về khái niệm tội phạm về chức vụ:

1. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

2. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

Các tội phạm về chức vụ được quy định tại chương XXIII gồm 14 tội phạm được quy định tại Điều 353 đến Điều 366, được chia thành 02 nhóm tại Mục 1 và Mục 2. Nhìn chung các tội phạm này có các dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau:

1. Mặt khách thể

Khách thể của tội phạm về chức vụ xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức. Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức hay hoạt động đúng đắn của cán bộ, công chức nhà nước là những hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật có quy định, nhà nước đã có những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước. Do đó, đảm bảo cho bộ máy nhà nước thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động tuân thủ theo hành lang pháp lý, bảo đảm phù hợp với lợi ích chung của xã hội, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bất kỳ các hành vi nào xâm phạm đến hoạt động đó, tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.

Đối tượng tác động của tội phạm này là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, cụ thể là những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định. Hành vi này gây thiệt hoại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, xã hội và lợi ích hợp pháp cuat cơ quan, tổ chức, cá nhân ở mức độ khác nhau.

2. Mặt khách quan

Bao gồm những hành vi (hành động hoặc không hành động) xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.

- Thể hiện qua những hành vi: tham ô tài sản, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng  chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, giả mạo trong công tác, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; cố ý làm lộ bí mật công tác; chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy  tài liệu bí mật công tác hoặc làm lộ bí mật công tác; chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác; làm mất tài liệu bí mật công tác; đào nhiệm; đưa hối lộ; môi giới hối lộ; lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trực lợi.

Những hành vi trong mặt khách quan của nhóm tội phạm này được thực hiện trong mối liên quan chặt chẽ với chức năng, quyền hạn của người có chức vụ trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Có thể là hành vi của người có chức vụ quyền hạn, lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để phạm tội hoặc hành vi của người có chức vụ hoặc người khác lợi dụng uy tín, địa vị, mối quan hệ với người có chức vụ quyền hạn để người đó làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc một công việc không được phép làm. Nét đặt trưng cơ bản của tội phạm này là việc người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi trái với công vụ, nhiệm vụ của họ, nghĩa là đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Hậu quả:

+ Thiệt hại về vật chất: là những thiệt hại về tài sản biểu hiện thông qua việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản hoặc gây thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

+ Thiệt hại phi vật chất: những thiệt hại về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh của Nhà nước, sự tồn tại, hoạt động bình thường của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người... Điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 thì dấu hiệu hậu quả thiệt hại phi vật chất có thể là lời hứa hẹn, tinh thần hoặc tình dục.

- Thời điểm tội phạm hoàn thành: Tội phạm hoàn thành tại thời điểm hậu quả tội phạm xảy ra trên thực tế vì vậy đòi hỏi phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi của  người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ phải xảy ra trước, hậu quả thiệt hại xảy ra sau, có nghĩa là hành vi trực tiếp làm phát sinh hậu quqar. Một số ít tội phạm có cấu thành hình thức, chỉ cần có hành vi thì tội phạm đã hoàn thành (ví dụ như tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác)

3. Chủ thể

Được chia thành 2 nhóm: một là chủ thể đặc biệt là người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức; hai là chủ thể thường.

- Chủ thể đặc biệt: theo khoản 2 Điều 352 Bộ luật hình sự người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc một hình thức kgacs, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

- Chủ thể thường: người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự (đối với tội hối lộ và tội môi giới hối lộ)

4. Chủ quan

Mặt chủ quan của tội phạm về chức vụ là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác thực hiện và hậu quả do hành vi đó gât ra, bao gồm lỗi, mục đích và động cơ phạm tội.

- Lỗi: được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người có chức vụ, quyền hạn nhận thức được hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và mong muốn hậu quả xảy ra.

- Động cơ: vụ lợi (phục vụ lợi ích bất hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn) hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Trên đây là phân tích của AV Counsel về các tội phạm về chức vụ theo pháp luật hình sự.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

312 Lượt xem

CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

133 Lượt xem

PHÂN BIỆT KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ KHỞI TỐ BỊ CAN
PHÂN BIỆT KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ KHỞI TỐ BỊ CAN

122 Lượt xem

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

15 Lượt xem

TỘI BUÔN LẬU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017
TỘI BUÔN LẬU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

253 Lượt xem

TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

372 Lượt xem

LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ LÀ GÌ? TỘI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?
LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ LÀ GÌ? TỘI LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ NHƯ THẾ NÀO?

16 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?

184 Lượt xem

ÁN TREO VÀ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG ÁN TREO THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
ÁN TREO VÀ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG ÁN TREO THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

121 Lượt xem

VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI DO VI PHẠM QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP HOẶC QUY TẮC HÀNH CHÍNH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ?
VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI DO VI PHẠM QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP HOẶC QUY TẮC HÀNH CHÍNH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ?

191 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ
CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ

179 Lượt xem

TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA, TIỀN TỆ QUA BIÊN GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA BLHS HIỆN HÀNH
TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA, TIỀN TỆ QUA BIÊN GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA BLHS HIỆN HÀNH

127 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng