BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Tố tụng hình sự là một ngành luật quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ trật tự xã hội, an ninh quốc gia và quyền lợi hợp pháp của công dân. Trong quá trình tố tụng hình sự, để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được tiến hành hiệu quả, kịp thời, đúng pháp luật, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
  • Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
  • Nghị quyết 110/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 Về việc thi hành bộ luật tố tụng hình sự.

- Nội dung:

1. Biện pháp cưỡng chế là gì?

Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, quy định:

“Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.”

Có thể hiểu, biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự là biện pháp bắt buộc áp dụng đối với những đối tượng nhất định nhằm bảo đảm cho hoạt động tố tụng hình sự trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tiến hành mà không có trở ngại nào.

Có 03 biện pháp cưỡng chế bao bồm:

  • Biện pháp áp giải, dẫn giải;
  • Biện pháp kê biên tài sản;
  • Biện pháp phong tỏa tài khoản.

2. Biện pháp áp giải, dẫn giải:

Áp giải có thể áp dụng đối với: người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

  • Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

  • Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

  • Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Thẩm quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải: Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử.

Trường hợp không được áp giải, dẫn giải: Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.

3. Biện pháp kê biên tài sản:

Áp dụng đối với: bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

Thẩm quyền ra lệnh kê biên tài sản:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Lệnh kê biên của những đối tượng này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  •  Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử;
  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Tài sản kê biên: tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại.

Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

4. Biện pháp phong tỏa tài khoản:

Áp dụng đối với:

  • Người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
  • Tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.

Thẩm quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Lệnh phong tỏa của những đối tượng này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  •  Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử;
  • Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Phạm vi phong tỏa: Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

5. Hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản:

Khi thấy không còn cần thiết, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản thuộc một trong các trường hợp:

  • Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
  • Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
  • Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
  • Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.

Trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.

Trên đây là nội dung liên quan tới Biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự.

__________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage:  https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

233 Lượt xem

TỘI BUÔN LẬU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017
TỘI BUÔN LẬU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

275 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?

199 Lượt xem

VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, SẼ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

326 Lượt xem

TỘI LỪA DỐI KHÁCH HÀNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI LỪA DỐI KHÁCH HÀNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

219 Lượt xem

TỘI PHẠM LÀ GÌ?
TỘI PHẠM LÀ GÌ?

167 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH? GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH KHÁC VỚI GIẾT NGƯỜI CÓ TÍNH CHẤT CÔN ĐỒ NHƯ THẾ NÀO?
THẾ NÀO LÀ GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH? GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH KHÁC VỚI GIẾT NGƯỜI CÓ TÍNH CHẤT CÔN ĐỒ NHƯ THẾ NÀO?

261 Lượt xem

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

28 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN
CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN

158 Lượt xem

TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

160 Lượt xem

VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

136 Lượt xem

TỘI GIẾT HOẶC VỨT CON MỚI ĐẺ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT HOẶC VỨT CON MỚI ĐẺ ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

254 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng