ĐỒNG PHẠM VÀ CÁC LOẠI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Tội phạm trên thực tế có thể do một cá nhân thực hiện có thể do nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiều người cùng thực hiện tội phạm thì mức độ tham gia, đóng góp vào việc phạm tội và hậu quả của tội phạm xảy ra, nói cách khác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi của từng người không giống nhau từ đó theo nguyên tắc công bằng trách nhiệm hình sự của những người cùng thực hiện tội phạm đó không thể như nhau. Đương nhiên, trong vụ án đồng phạm thì người tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm cao hơn những đồng phạm khác và làm thế nào để phân biệt được vai trò của từng đồng phạm trong vụ án thì hãy cùng AV Counsel tìm hiểu trong bài viết.

- Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2015)

- Nội dung:

Căn cứ Điều 17 BLHS 2015 quy định:

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Để xác định đồng phạm, cần dựa vào các dấu hiệu khách quan và chủ quan của nó.

1. Mặt khách quan của đồng phạm

Về số lượng người tham gia phải là 2 người trở lên nhưng phải đảm bảo điều kiện có ít nhất hai người có năng lực trách nhiệm hình sự đủ độ tuổi chịu trách nhiệm luật định. Không thể có đồng phạm nếu có hai người nhưng một người đủ tuổi một người chưa hoặc một người có năng lực trách nhiệm hình sự và người kia mắc bệnh tâm thần, không nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

Hai hay nhiều người cùng thực hiện tội cùng thực hiện một tội phạm phải đảm bảo có sự liên kết về khách quan giữa các hành vi của mỗi người trong đồng phạm. Được coi là giữa những người trong đồng phạm cùng tham gia thực hiện một tội phạm là mỗi người tham gia vào đồng phạm phải có ít nhất một trong bốn loại hành vi đối với việc thực hiện một tội phạm, đó là: hành vi thực hành, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức.

Trên thực tế trong trường hợp đồng phạm, một người có thể tham gia vào vụ án đồng phạm khi thực hiện cả 4 hành vi nói trên, có người chỉ tham gia thực hiện một hành vi. Có người tham gia toàn bộ quá trình thực hiện tội phạm có người chỉ tham gia vào một giai đoạn nào đấy. Trong vụ án đồng phạm có thể có đủ 4 loại người đồng phạm hoặc có thể chỉ có 1 loại người đồng phạm (đây là trường hợp đồng phạm đơn giản khi tất cả những người đồng phạm đều là người thực hiện tội phạm, không có những người đồng phạm khác).

Giữa các hành vi của mỗi người trong đồng phạm có mối liên kết thống nhất với nhau, hành vi của người này quyết định hành vi của người khác và hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chung. Nói cách khác các hành vi của những người đồng phạm phải nằm trong thể thống nhất.

Nếu các hành vi thực hiện riêng rẽ, ví dụ: Đánh hội đồng người trộm cắp, hôi của của người bị tan nạn giao thông thì không được coi là đồng phạm cho dù có nhiều người tham gia. Trong các hành vi trong đồng phạm thì hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn các loại hành vi khác thông qua hành vi người thực hành mà gây ra hậu quả.

2. Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của đồng phạm có nghĩa là những người trong đồng phạm phải cùng cố ý, tức là phải có sự liên kết về mặt chủ quan giữa những người trong đồng phạm. Đồng phạm chỉ có thể đặt ra với các tội thực hiện với hình thức lỗi cố ý (có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp). Cùng cố ý được xem xét dưới hai khía cạnh lý trí và ý chí. Thể hiện:

- Cùng lý trí có nghĩa là mỗi người trong đồng phạm đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Mỗi người trong đồng phạm phải thấy trước hậu quả của hành vi của mình cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.

- Cùng ý chí có nghĩa là giữa những người đồng phạm cùng mong muốn có sự liên kết của các hành vi và giữa những người đồng phạm cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả chung phát sinh.

Với các tội có dấu hiệu mục đích là bắt buộc thì giữa những người đồng phạm đòi hỏi phải có cùng mục đích hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó.

Về giai đoạn phạm tội thì đồng phạm có thể xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt tội phạm hoàn thành và chưa kết thúc. Nếu tội phạm kết thúc, tức là tội phạm dừng lại hoàn toàn trên thực tế thì sẽ không có đồng phạm mà có thể cấu thành tội độc lập khác. Tương ứng với mỗi hành vi đồng phạm là một loại người đồng phạm.

3. Các loại đồng phạm

3.1. Người thực hành

Đây là người quan trọng nhất trong số những người đồng phạm và là loại người không thể thiếu trong bất cứ vụ án đồng phạm nào. Nói cách khác, trong vụ án đồng phạm có thể không có người đồng phạm khác nhưng bắt buộc phải có người thực hành.

Bên cạnh đó các vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm... đều xoay quanh người thực hành thực hiện hành vi ở giai đoạn nào.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Cụ thể hơn, người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Người thực hành có hai loại thực hành trực tiếp và thực hành gián tiếp. Cụ thể:

Người thực hành ở dạng thứ nhất: Là người tự mình thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm không thông qua người khác như trực tiếp thực hiện hành vi đâm, bắn.

Người thực hành ở dạng thứ hai: Người này không tự mình trực tiếp thực hiện hành vi khách quan mà có hành vi tác động đến người khác để người này trực tiếp thực hiện hành vi khách quan. Cho dù thông qua người khác nhưng người này vẫn bị coi là người thực hành. Tuy nhiên “người khác” ở đây có thể là những người sau đây:

- Người không năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Thuê em bé 13 tuổi vận chuyển ma túy.

- Người khác không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý. Ví dụ: Trường hợp gửi quà trong đó có thuốc phiện mà người vận chuyển không biết đó là thuốc phiện.

- Người khác bị người thực hành cưỡng bức về tinh thần.

3.2. Người tổ chức

Có đặc điểm nổi bật và cơ bản nhất là tập hợp những người đồng phạm khác. Do đó, người tổ chức là người nguy hiểm nhất trong số những người đồng phạm Người tổ chức bao gồm 3 loại người như sau:

- Người chủ mưu: Là người chủ động về mặt tinh thần gây ra việc thực hiện tội phạm

- Người cầm đầu: Là người đứng ra thành lập các băng nhóm phạm tội hoặc có hành vi tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công giao trách nhiệm cho đồng bọn.

- Người chỉ huy: Là người trực tiếp điều khiển hoạt động của các băng nhóm phạm tội.

Trên thực tế, một người tổ chức có thể là một người thực hiện cả ba hành vi chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, có thể chỉ thực hiện một trong 3 hành vi nói trên.

3.3. Người xúi giục

Là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người xúi giục nguy hiểm ở chỗ họ tác động vào tư tưởng người khác làm hình thành ý định phạm tội trong đầu người khác trong khi nếu không có sự xúi giục thì họ không ý định phạm tội. Người xúi giục chỉ xuất hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Khi tội phạm đã hoàn thành thì việc xúi giục không còn ý nghĩa nữa. Người xúi giục có 2 đặc điểm sau: Tác động đến tư tưởng người khác bằng thủ đoạn kích động, dụ dỗ thúc đẩy khiến người này hình thành ý định phạm tội. Hành vi xúi giục phải nhằm vào một, một số người cụ thể và phải nhằm gây ra việc thực hiện một tội phạm nhất định. Hiện nay, trong lý luận đặt ra vấn đề xúi giục bắc cầu. Ví dụ: A xúi giục B giết người, B không giết nhưng xúi giục C và C thực hiện hành vi giết người. Xét các đặc điểm của đồng phạm trên cơ sở cùng cố ý và đặc điểm của người xúi giục là phải cụ thể và trực tiếp thì xúi giục bắc cầu không được coi là xúi giục. Cụ thể A không phải là người xúi giục. Hành vi xúi giục còn đòi hỏi chỉ thể hiện dưới dạng hành động, không có xúi giục dưới dạng không hành động.

- Người giúp sức: là người tạo điêu kiện về vật chất hoặc tinh thần cho việc thực hiện tội khác sử dụng để thực hiện tội phạm. Giúp hình hoặc hứa hẹn trước sẽ che giấu tội phạm hoặc hứa hẹn trước sẽ tiêu thụ tang vật. Khác với người xúi giục, người giúp sức có thể có ở giai đoạn tội phạm hoàn thành nhưng chưa kết thúc và hành vi giúp sức có thể được thực hiện dưới dạng không hành động. Ví dụ: Biết mà im lặng để cho người khác phạm tội.

Vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm: Áp dụng trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm là vấn đề phức tạp. Với tính chất là việc phạm tội có nhiều người tham gia, tính chất mức độ nguy hiểm khác nhau, nhân thân không giống nhau nên khi áp dụng trách nhiệm hình với người đồng phạm phải dựa vào các nguyên tắc nhất định. Đó là:

Thứ nhất, nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về tội phạm cùng thực hiện. Theo đó, trong vụ đồng phạm tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử về cùng một tội danh theo cùng một điều luật và trong phạm vi những chế tài mà điều luật ấy quy định. Tất cả những người trong đồng phạm cùng phải chịu trách nhiệm về những tình tiết tăng nặng của vụ án nếu họ đều biết. Phải tuân thủ các nguyên tắc chung về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt đối với loại tội mà họ đã tham gia thực hiện.

Thứ hai, nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện trong đồng phạm. Nguyên tắc này đòi hỏi: Những người trong đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá là tình tiết định khung tăng nặng hoặc cấu thành tội độc lập. Trong vụ đồng phạm có thể có trường hợp người thực hành thực hiện hành vi vượt quá. Đó là hành vi không có trong thỏa thuận, thống nhất ý chí ban đầu giữa những người đồng phạm. Ví dụ: A, B rủ nhau đi trộm cắp tài sản. A đứng ngoài canh gác, B vào dắt xe máy. Khi bị chủ nhà hô hoán đuổi bắt, B đã rút dao đâm chết chủ nhà. Hành vi đâm chết người của B được coi là hành vi vượt quá của người thực hành và A không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của B.

Nguyên tắc này cũng đòi hỏi những tình tiết tăng nặng, hoặc giảm nhẹ, hoặc miễn trách nhiệm, miễn hình phạt thuộc riêng người nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Ví dụ: Trong vụ án đồng phạm có bị cáo A là người tái phạm thì tình tiết này chỉ áp dụng khi quyết định hình phạt đối với A chứ không áp dụng với người đồng phạm khác khi quyết định hình phạt.

Hành vi của người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: A xúi B giết người nhưng B không giết thì A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi xúi giục ở giai đoạn chưa đạt. Sự tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người nào trong đồng phạm thì chỉ miễn trách nhiệm hình sự đối với người đó.

Thứ ba, nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt, nguyên tắc đòi hỏi việc quyết định áp dụng trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với những người đồng phạm phải phù hợp với tính chất mức độ của hành vi đồng phạm và vai trò, đóng góp của họ trong vụ án đồng phạm. Cụ thể: Trách nhiệm hình sự của mỗi người trong đồng phạm phụ thuộc vào mức độ tham gia (mức độ đóng góp) thực tế của họ vào việc thực hiện tội phạm. Trách nhiệm hình sự của mỗi người trong đồng phạm phụ thuộc vào tính chất của hành vi của họ khi tham gia vào việc thực hiện tội phạm (hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi thực hành, hành vi giúp sức).

Trên đây là nội dung AV Counsel chia sẻ về chủ đề đồng phạm và các loại đồng phạm theo quy định của BLHS hiện hành.

Bình luận khoa học BLHS 2015 (Sđbs 2017)

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ
PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ

192 Lượt xem

CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

198 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN
CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN

143 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ SỰ KIỆN BẤT NGỜ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ?
THẾ NÀO LÀ SỰ KIỆN BẤT NGỜ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ?

241 Lượt xem

CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 1)
CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 1)

248 Lượt xem

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

15 Lượt xem

TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

255 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ
CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CHỨA CHẤP HOẶC TIÊU THỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI KHÁC PHẠM TỘI MÀ CÓ

178 Lượt xem

BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

140 Lượt xem

TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI & TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI & TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

244 Lượt xem

CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 2)
CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 2)

119 Lượt xem

TỘI PHẠM LÀ GÌ?
TỘI PHẠM LÀ GÌ?

154 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng