CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, có thể hiểu cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác, được quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

- Cơ sở pháp lý: Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

- Nội dung:

"Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

1. Cấu thành tội phạm:

a. Khách thể: Tội này xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và các chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng. Đối tượng là thân thể con người đang sống.

b. Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, tổn hại đến sức khỏe. Các hành vi như: đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, cho chó cắn, tra tấn... có trường hợp người phạm tội cưỡng bức người bị hại tự làm tổn thương sức khỏe của mình như tự chọc vào mắt mình, uống thuốc phá thai, chặt ngón tay...

Hậu quả: Dấu hiệu hậu quả của tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều luật này gồm một trong hai loại hậu quả sau:

Thứ nhất, Tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân  từ 11% trở lên mà không có các tình tiết quy định tại các điểm từ a - k Khoản 1 Điều này. Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 của Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần

Thứ hai, Hậu quả tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại các điểm từ a - k Khoản 1 Điều này thì cũng coi là phạm tội. Các điểm từ a - k Khoản 1 Điều này có nhiều tình tiết giống với tình tiết tại Điều 123 quy định về tội giết người nhưng có một số chú ý sau:

- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Đây là trường hợp người phạm tội sử dụng công cụ phương tiện có tính chất nguy hiểm cao, chưa gây ra thiệt hại đáng kể nhưng có khả năng đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Vũ khí, vật liệu nổ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm khác theo tiểu mục 2.1 và mục 2.2 mục 2 phần I Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của HĐTPTANDTC hướng dẫn về hung khí nguy hiểm, bao gồm: Ví dụ: Búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn....

+ Về vật mà người phạm tội có thể chế tạo ra. Ví dụ: Thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...

+ Về vật có sẵn trong tự nhiên. Ví dụ: Gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt....

Theo chúng tôi hung khí nguy hiểm còn là công cụ lao động hàng ngày có tính nguy hiểm cao mà người phạm tội sử dụng để cố ý gây thương tích cho người khác như liềm, cuốc, xẻng.

Khi áp dụng tình tiết này cần xác định người phạm tội dùng hung khí đó tác động vào phần nào trên cơ thể của nạn nhân cũng như ý thức chủ quan của người phạm tội có cố ý gây thương tích hay không. Nếu hung khí nguy hiểm nhưng người phạm tội nhằm vào khu vực không nguy hiểm để tác động hoặc khi tác động không có ý thức gây thương tích nhưng vô ý gây thương tích cho nạn  nhân thì không áp dụng tình tiết này.

Ví dụ: A gây thương tích cho B tỷ lệ thương tích được xác định là 5% nhưng A dùng hung khí nguy hiểm A đã phạm tội cố ý gây thương tích theo Điều này. Tuy nhiên, nếu gây thương tích nhưng hậu quả không có thương tích (thương tích 0%) thì không cấu thành tội phạm cho dù có các tình tiết quy định tại điểm a đến điểm k Khoản 1 Điều này.

- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các a-xít, hóa chất nguy hiểm là những chất có thể phá hủy tế bào cơ thể. Để xác định có phải là a-xít hoặc hóa chất gì thì phải trưng cầu giám định.

- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi: căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân.

Phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay không không phải là căn cứ và kết luận của bác sĩ. Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinh hoạt, đi lại khó khăn... Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả năng tự vệ như người bị tật nguyền, thương binh nặng...

- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Ông, bà gồm ông bà nội (Người sinh ra người bố), ông bà ngoại (Người sinh ra người mẹ), cha, mẹ là người đã sinh ra người phạm tội; cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận; người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố mẹ; thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp...

- Có tổ chức là phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện tội phạm giữa họ có sự phân công trách nhiệm và câu kết chặt chẽ với nhau.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

- Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc: để xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn của cơ quan có thẩm quyền.

- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do được thuê.

- Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm: phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác; gây thương tích không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt; đâm, đánh người dã man,...

- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác là cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

c. Chủ thể

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 thì phạm tội thuộc khoản 1, 2 Điều 134 tuy là trường hợp ít nghiêm trọng nhưng người phạm tội đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

d. Mặt chủ quan

Tội phạm thực hiện do lỗi cố ý. Tức là nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác, mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. So với tội giết người thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích mức độ nguy hiểm thấp hơn, vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bị tổn hại sức khỏe chứ không mong muốn nạn nhân chết.

2. Hình phạt:

Gồm các khung hình phạt như sau:

- Khung 1: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

- Khung 2: phạt tù từ 02 năm đến 06 năm  đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

- Khung 3: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

- Khung 4: phạt tù từ 07 năm đến 14 năm đối với các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. 

- Khung 5: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với các hành vi quy định tại khoản 5 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

- Khung 6: phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với các hành vi quy định tại khoản 6 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

* Lưu ý: Cần lưu ý tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm a khoản  và điểm a khoản 5 Điều này. Đó là trường hợp gây thương tích nhưng làm chết người. Về lý luận đây là trường hợp hỗn hợp lỗi, cố ý với hành vi, vô ý với hậu quả. Đối với các hành vi gây thương tích: đấm, đá, đâm, chém... người phạm tội có lỗi cố ý nhưng với hậu quả chết người thì người phạm tội vô ý (không mong muốn hoặc tự tin cho rằng hậu quả chết người không xảy ra).

Trên đây là nội dung chia sẻ của AV Counsel liên quan đến "Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" kính mời quý bạn đọc tham khảo, góp ý.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ
CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CHO VAY LÃI NẶNG TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

75 Lượt xem

TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

371 Lượt xem

VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

119 Lượt xem

TÌNH THẾ CẤP THIẾT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017
TÌNH THẾ CẤP THIẾT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

123 Lượt xem

TỘI LỪA DỐI KHÁCH HÀNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI LỪA DỐI KHÁCH HÀNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

203 Lượt xem

PHÂN BIỆT KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ KHỞI TỐ BỊ CAN
PHÂN BIỆT KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ KHỞI TỐ BỊ CAN

121 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG TIỀN ẢO (TIỀN ĐIỆN TỬ) LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM HAY KHÔNG?

183 Lượt xem

CHUẨN BỊ PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ HAY KHÔNG?
CHUẨN BỊ PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ HAY KHÔNG?

260 Lượt xem

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - KHI BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH

15 Lượt xem

TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI & TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI & TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

243 Lượt xem

TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

121 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI ĐÁNH BẠC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
CẤU THÀNH TỘI ĐÁNH BẠC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

372 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng