TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

Tuy có khả năng thực hiện được hành vi phạm tội đến cùng nhưng vì một lý do chủ quan nào đó, người thực hiện đã dừng hành vi phạm tội không thực hiện nữa thì có bị xử lý hình sự hay không? Trong bài viết này hãy cùng AV Counsel tìm hiểu về chủ đề này nhé.

- Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2015)

- Nội dung:

Căn cứ Điều 16 BLHS 2015 quy định:

Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.”

Tội phạm có thể thực hiện được đến cùng cũng có thể dừng lại ở giai đoạn nhất định. Trường hợp tội phạm dùng lại ở giai đoạn chuẩn bị hay chưa đạt có hai trường hợp: nếu dừng lại vì nguyên nhân khách quan thì tội phạm ở giai đoạn phạm tội chuẩn bị phạm tội hay chưa đạt và trách nhiệm hình sự đặt ra. Trường hợp thứ hai tội phạm dừng lại không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân xuất phát từ ý chí của người phạm tội tự họ muốn dừng việc phạm tội thì người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Trường hợp này chính là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

1. Về thời điểm

Chỉ có thể xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành. Giai đoạn tội phạm đã hoàn thành tức là hành vi đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu của cấu thành một tội phạm cụ thể thì vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không đặt ra.

Nếu A vào nhà B trộm cắp xe máy mang ra khỏi nhà của B, mặc dù không bị ai phát hiện nhưng A quyết định đem trả chiếc xe máy ở vị trí cũ. Trường hợp này không được coi là tự ý nửa chùng chấm dứt việc phạm tội. Vì tội phạm (trộm cắp tài sản) đã hoàn thành. Do đó, A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, A được áp dụng tình tiết giảm nhẹ tự nguyện khắc phục hậu quả.

2. Về mặt khách quan

Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thể hiện ở dừng việc phạm tội một cách dứt khoát những tội phạm mới bắt đầu hoặc đang thực hiện. Dừng lại dứt khoát là không thực hiện thêm bất kỳ hành vi phạm tội nào nữa. Không được coi là dứt khoát nếu người phạm tội chỉ tạm thời dừng việc phạm tội để tìm kiếm cơ hội, công cụ, phương tiện, lựa chọn thủ đoạn phạm tội mới.

Ví dụ: A giơ dao lên dọa chị B nhằm cướp tài sản, nhưng chị B khóc lóc, van xin. Thấy vậy, A động lòng thương và bỏ đi.

3. Về mặt chủ quan

Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội phải xuất phát từ ý thức chủ quan của người phạm tội tức là người phạm tội tự mình từ bỏ ý định phạm tội và hành vi phạm tội cho dù không có gì (yếu tố khách quan) ngăn cản. Đây là dấu hiệu quan trọng so với phạm tội chưa đạt. Nguyên nhân dẫn đến việc người phạm tội từ bỏ ý định phạm tội và dừng việc phạm tội có thể do họ hối hận, sợ bị pháp luật trừng trị, thương hại nạn nhân, nghe theo lời khuyên bảo của người khác. Việc xác định thế nào là tự nguyện chấm dứt việc phạm tội trên thực tế khá phức tạp.

Ví dụ: Chị A là công nhân khu công nghiệp đi làm ca sáng sớm. Trên đoạn đường vắng chị bị B tấn công nhằm giao cấu trái ý muốn. Chị A nhanh trí hô lên: tao bị HIV mày thích thì vào đây, A sợ quá bỏ chạy và bị bắt. Trường hợp A không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội khi chúng ta đặt giả thiết nếu không có việc chị A dọa có HIV thì A chắc chắn sẽ thực hiện hành vi phạm tội và đây là trường hợp người phạm tội dừng việc phạm tội vì nguyên nhân khách quan chứ không phải chủ quan.

Để khuyến khích người phạm tội tự nguyện dừng việc phạm tội và tránh gây hậu quả thiệt hại cho xã hội. Điều luật này quy định miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Đây là trường hợp người phạm tội đương nhiên được miễn nói cách khác là cơ quan tiến hành tố tụng buộc phải miễn cho họ. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã cấu thành.

Ví dụ: A định giết B bằng cách dùng dao đâm chết B.  Khi A đâm anh B nhiều nhát, anh B chảy nhiều máu, A dừng lại đưa anh B đi cấp cứu.  B bị thương, tỷ lệ thương tật 50%.  Trong trường hợp này, hành vi của A được coi là tự nguyện nửa chừng chấm dứt tội phạm mà trách nhiệm hình sự của A được xác định là: A được miễn trách nhiệm hình sự về tội giết người.  A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Trên đây là nội dung AV Counsel chia sẻ về chủ đề tự ý chấm dứt việc phạm tội

Bình luận khoa học BLHS 2015 (Sđbs 2017)

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI DO VI PHẠM QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP HOẶC QUY TẮC HÀNH CHÍNH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ?
VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI DO VI PHẠM QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP HOẶC QUY TẮC HÀNH CHÍNH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ?

191 Lượt xem

TỘI BUÔN LẬU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017
TỘI BUÔN LẬU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

253 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN
CẤU THÀNH TỘI PHẠM TỘI CƯỠNG ÉP KẾT HÔN, LY HÔN HOẶC CẢN TRỞ HÔN NHÂN TỰ NGUYỆN, TIẾN BỘ, CẢN TRỞ LY HÔN TỰ NGUYỆN

144 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH? GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH KHÁC VỚI GIẾT NGƯỜI CÓ TÍNH CHẤT CÔN ĐỒ NHƯ THẾ NÀO?
THẾ NÀO LÀ GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH? GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH KHÁC VỚI GIẾT NGƯỜI CÓ TÍNH CHẤT CÔN ĐỒ NHƯ THẾ NÀO?

247 Lượt xem

TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI & TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI GIẾT NGƯỜI DO VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG HOẶC DO VƯỢT QUÁ MỨC CẦN THIẾT KHI BẮT GIỮ NGƯỜI PHẠM TỘI & TỘI LÀM CHẾT NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

244 Lượt xem

TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA, TIỀN TỆ QUA BIÊN GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA BLHS HIỆN HÀNH
TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA, TIỀN TỆ QUA BIÊN GIỚI THEO QUY ĐỊNH CỦA BLHS HIỆN HÀNH

127 Lượt xem

BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

140 Lượt xem

TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
TÌNH TRẠNG KHÔNG CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

146 Lượt xem

TỘI LỪA DỐI KHÁCH HÀNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI LỪA DỐI KHÁCH HÀNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

203 Lượt xem

CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 1)
CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ QUY ĐỊNH TẠI BỘ LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN 1)

249 Lượt xem

TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VÀ MỨC HÌNH PHẠT
TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 VÀ MỨC HÌNH PHẠT

171 Lượt xem

CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

133 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng