TÌNH THẾ CẤP THIẾT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2017

Cũng giống như phòng vệ chính đáng gây thiệt hại trong trường hợp tình thế cấp thiết cũng không phải là tội phạm. Bởi lẽ trong điều kiện hoàn cảnh nhất định, nhà nước và xã hội chấp nhận hy sinh một lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn hơn. Tức là cho phép gây ra nhỏ đẻ bảo vệ lợi ích lớn hơn.

- Căn cứ pháp lý: Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2015).

- Nội dung:

Căn cứ Điều 23 BLHS quy định:

Điều 23. Tình thế cấp thiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”

1. Tình thế cấp thiết là gì?

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

2. Điều kiện được xem là tình thế cấp thiết

Tình thế cấp thiết xuất hiện khi đang tồn tại một nguy cơ thực tế đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân của xã hội. Nguy cơ này phải có thật và cũng đang diễn ra, chưa kết thúc tất yếu sẽ gây hậu quả nếu không được ngăn ngừa. Nếu nguy cơ này chưa diễn ra, đã kết thúc hoặc không có khả năng gây hậu quả nguy hiểm hoặc đe dọa trực tiếp đến các lợi ích cần bảo vệ thì không được gọi là tình thế cấp thiết và hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để loại trừ nguy cơ đó, một người không còn cách nào khác phải gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần bảo vệ.

Nguy cơ đe dọa gây ra thiệt hại có thể đến từ nhiều nguồn: từ thiên nhiên (như bão, lụt, cháy rừng), có thể do máy móc (xe hỏng phanh, tàu đang chạy) cũng có thể do con người gây ra. Nguy cơ này có thể là hành vi phạm tội có thể không (Ví dụ: Hành vi của người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, người điên...).

Điều kiện tiếp theo của tình thế cấp thiết là để loại trừ nguy cơ đang hoặc đe dọa gây ra thiệt hại thì một người buộc phải có hành vi gây thiệt hại. Nói cách khác, hành vi gây thiệt hại là biện pháp cuối cùng và duy nhất để bảo vệ lợi ích của nhà nước, tập thể, cá nhân và xã hội. Biện pháp cuối cùng là không còn biện pháp nào khác. Biện pháp duy nhất là chỉ có biện pháp gây thiệt hại mới đẩy lùi được nguy cơ xâm hại. Như vậy, khác với phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết nếu có thể sử dụng các biện pháp khác để ngăn ngừa mà không gây thiệt hại nhưng một người lại lựa chọn biện pháp gây thiệt hại để ngăn ngừa nguy cơ xâm hại thì không được coi là tính thế cấp thiết.

Tình thế cấp thiết đòi hỏi điều kiện về thiệt hại gây ra. Theo đó, nó đòi hỏi một người phải cân nhắc, tính toán để thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần bảo vệ. Như vậy thì tình thế cấp thiết mới có ý nghĩa. Thiệt hại mà một người có thể gây ra trong tình thế cấp thiết có thể là: thiệt hại đến tính mạng con người, thiệt hại đến sức khỏe con người, thiệt hại đến tài sản; thiệt hại liên quan đến quyền tự do cơ bản của công dân.

Đối với thiệt hại đến tính mạng con người cần phải được chú ý đặc biệt bởi vì tính mạng là cái quý giá nhất của con người. Về nguyên tắc, không thể hy sinh tính mạng của người khác để bảo vệ tính mạng của bản thân mình. Điều này không phù hợp với quy định về tình thế cấp thiết là hy sinh lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn. Nó cũng không phù hợp với đạo đức xã hội. Chỉ trong trường hợp đặc biệt mới được phép gây thiệt hại đến tính mạng con người. Loại thiệt hại sau cùng ở đây là những hạn chế đối với các quyền tự do cơ bản của công dân. Ta có thể thấy trường hợp này trong các gia đình chăm sóc người thân thích là người bị bệnh tâm thần. Ở đây, vì lợi ích của chính mình mà những người khác phải hạn chế các quyền tự do của họ bằng các hình thức khác nhau như nhốt, giữ trong nhà, theo dõi, giám sát chặt chẽ khi ra đường...

Nguyên tắc trong tình thể cấp thiết là hy sinh lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn. Ở đây, cần chú ý mối tương quan giữa lợi ích hy sinh và lợi ích cần bảo vệ. Không phải mọi trường hợp, lợi ích cá nhân đều được đánh giá thấp hơn lợi ích Nhà nước và của tập thể. Ví dụ: có thể hi sinh tài sản của Nhà nước để bảo vệ tính mạng con người. Cũng không phải mọi trường hợp gây thiệt hại nhỏ hơn để bảo vệ lợi ích lớn hơn đều là tình thế cấp thiết vì nó còn phải phù hợp với đạo đức xã hội. Ví dụ: Khi người bị bệnh nặng cần tiếp máu thuộc nhóm hiến máu thì không thể dùng vũ lực để lấy máu của người khác tiếp cho người này. Khi có nhiều lợi ích cần bảo vệ, về nguyên tắc, người hoạt động trong tình thế cấp thiết phải bảo vệ lợi ích cao hơn. Ví dụ: Có nhiều bệnh nhân cấp cứu nhưng bệnh viện lại chỉ có một máy trợ tim, phổi.

Cũng giống như vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn của tình thế cấp thiết tức là thiệt hại của hành vi khắc phục sự nguy hiểm gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là một số bình luận liên quan đến quy định về tình thế cấp thiết trong Bộ luật hình sự mà AV Counsel muốn chia sẻ đến quý bạn đọc.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
QUY ĐỊNH VỀ TỘI RỬA TIỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH

304 Lượt xem

VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI DO VI PHẠM QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP HOẶC QUY TẮC HÀNH CHÍNH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ?
VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI DO VI PHẠM QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP HOẶC QUY TẮC HÀNH CHÍNH BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ?

271 Lượt xem

VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
VÔ Ý LÀM CHẾT NGƯỜI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

200 Lượt xem

CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC

293 Lượt xem

TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

83 Lượt xem

TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ QUY ĐỊNH TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

200 Lượt xem

TỘI LỪA DỐI KHÁCH HÀNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
TỘI LỪA DỐI KHÁCH HÀNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015

349 Lượt xem

TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?
TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ KHÔNG?

334 Lượt xem

PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ
PHÂN LOẠI TỘI PHẠM VÀ CÁCH PHÂN LOẠI TỘI PHẠM TRONG TỪNG TỘI PHẠM CỤ THỂ

305 Lượt xem

PHÂN BIỆT KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ KHỞI TỐ BỊ CAN
PHÂN BIỆT KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ KHỞI TỐ BỊ CAN

202 Lượt xem

TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
TRỘM BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? TRƯỜNG HỢP TRỘM NHIỀU LẦN MÀ SỐ TIỀN TRỘM CHƯA ĐẾN MỨC XỬ LÝ HÌNH SỰ THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

485 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH? GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH KHÁC VỚI GIẾT NGƯỜI CÓ TÍNH CHẤT CÔN ĐỒ NHƯ THẾ NÀO?
THẾ NÀO LÀ GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH? GIẾT NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH KHÁC VỚI GIẾT NGƯỜI CÓ TÍNH CHẤT CÔN ĐỒ NHƯ THẾ NÀO?

317 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng