TÌM HIỂU VỀ VIỆC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN

Biện pháp khẩn cấp tạm thời được hiểu là biện pháp mà Toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được nhằm bảo đảm cho việc thi hành án. Qua bài viết này, AV Counsel chia sẻ quý bạn đọc về nội dung biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thi hành án dân sự:

- Cơ sở pháp lý:

  • Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 ngày 12/6/2018; Luật số 67/2020/QH14 ngày 13/11/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự. (sau đây gọi tắt là Luật Thi hành án dân sự).
  • Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
  • Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

- Nội dung:

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự, sau khi có Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành.

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 33/2020/NĐ-CP, Chấp hành viên được áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí thi hành án theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp tài sản duy nhất của người phải thi hành án lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ thi hành án mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản; tài sản bảo đảm đã được bản án, quyết định tuyên xử lý để thi hành án hoặc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP.

Trường hợp đương sự, người đang quản lý, sử dụng, bảo quản tài sản không thực hiện theo yêu cầu của Chấp hành viên thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Chấp hành viên tổ chức cưỡng chế mở khóa, mở gói; buộc ra khỏi nhà, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất hoặc các biện pháp cần thiết khác để kiểm tra hiện trạng, thẩm định giá, bán đấu giá tài sản hoặc giao tài sản cho cá nhân, tổ chức khác bảo quản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế mà không thực hiện được việc giao bảo quản đối với tài sản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp, hỗ trợ bảo quản trong thời gian chưa xử lý được tài sản.

Theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự  về Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

1. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế sau đây:

a) Biện pháp cưỡng chế quy định tại các điều 118, 119, 120 và 121 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; tạm đình chỉ quyết định sa thải người lao động;

b) Biện pháp cưỡng chế quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 71 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

c) Biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 75 của Luật này để đảm bảo thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định về kê biên tài sản đang tranh chấp.

d) Biện pháp bảo đảm quy định tại các điều 66, 67, 68 và 69 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ;

đ) Biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 3 Điều 71 và các điều 98, 99, 100 và 101 của Luật này để bảo đảm thi hành quyết định về cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác.

2. Trường hợp người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở địa phương khác thì tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định uỷ thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người đó cư trú hoặc nơi có tài sản tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”

Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, do có sự nhận thức khác nhau về quy định pháp luật của Chấp hành viên dẫn đến việc tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện theo 02 cách sau:

Thứ nhất: sau khi đã ban hành quyết định thi hành án, Chấp hành viên ban hành quyết định bảo đảm, cưỡng chế thi hành án theo nội dung của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, sau đó thực hiện việc giao, tống đạt các Văn bản, quyết định về thi hành án và tổ chức thi hành án theo các thủ tục quy định trong Luật THADS và các Văn bản hướng dẫn thi hành. Cách thức này được hầu hết các Chấp hành viên và Cơ quan THADS thực hiện;

Ví dụ 1: Tòa án ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo khoản 1, Điều 114, Luật TTDS năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2019 về “Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục”. Sau khi đã ban hành quyết định thi hành án, Chấp hành viên áp dụng Điều 120, Luật THADS ra quyết định cưỡng chế “Buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định”, sau đó tổ chức thi hành án theo thủ tục chung;

Ví dụ 2: Tòa án ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, theo khoản 10, Điều 114, Luật TTDS năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2019 về “Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước”. Sau khi Thủ trưởng Cơ quan THADS ban hành quyết định thi hành án, Chấp hành viên áp dụng Điều 67, Luật THADS ra quyết định bảo đảm thi hành án về “Phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ”, sau đó tổ chức thi hành án theo thủ tục chung;

Thứ 2: sau khi Thủ trưởng Cơ quan THADS ban hành quyết định thi hành án, Chấp hành viên thực hiện việc giao, tống đạt các Văn bản, quyết định của Tòa án và Cơ quan THADS về thi hành án và tổ chức thi hành án theo các thủ tục quy định trong Luật THADS và các Văn bản hướng dẫn thi hành. Cách thức này chỉ một số ít Chấp hành viên và Cơ quan THADS thực hiện.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa được thực hiện bởi cơ quan thi hành án.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

PHÁ DỠ, CƯỠNG CHẾ PHÁ DỠ NHÀ Ở
PHÁ DỠ, CƯỠNG CHẾ PHÁ DỠ NHÀ Ở

64 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

50 Lượt xem

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA NGƯỜI THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA NGƯỜI THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM

68 Lượt xem

CÁ NHÂN CÓ ĐƯỢC NHẬN THẾ CHẤP VÀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN ĐƯỢC KHÔNG?
CÁ NHÂN CÓ ĐƯỢC NHẬN THẾ CHẤP VÀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN ĐƯỢC KHÔNG?

588 Lượt xem

TRANH CHẤP RANH GIỚI ĐẤT MÀ MỘT TRONG HAI BÊN ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THÌ KIỆN Ở TÒA TỈNH HAY TÒA HUYỆN?
TRANH CHẤP RANH GIỚI ĐẤT MÀ MỘT TRONG HAI BÊN ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THÌ KIỆN Ở TÒA TỈNH HAY TÒA HUYỆN?

113 Lượt xem

HÀNH NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN TỪ NGÀY 01/01/2025
HÀNH NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN TỪ NGÀY 01/01/2025

48 Lượt xem

THỦ TỤC XIN TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH MỚI NHẤT
THỦ TỤC XIN TRÍCH LỤC BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH MỚI NHẤT

110 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI TỪ 01/01/2015
ĐIỀU KIỆN BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI TỪ 01/01/2015

62 Lượt xem

BỎ KHUNG GIÁ ĐẤT - GÓC NHÌN TỪ PHÁP LÝ
"BỎ KHUNG GIÁ ĐẤT" - GÓC NHÌN TỪ PHÁP LÝ

1072 Lượt xem

XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO KHI CÓ HÀNH VI LẤN CHIẾM ĐẤT ĐAI
XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO KHI CÓ HÀNH VI LẤN CHIẾM ĐẤT ĐAI

65 Lượt xem

SỔ MỤC KÊ LÀ GÌ? CÓ ĐƯỢC XEM LÀ MỘT TRONG CÁC GIẤY TỜ VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HAY KHÔNG?
SỔ MỤC KÊ LÀ GÌ? CÓ ĐƯỢC XEM LÀ MỘT TRONG CÁC GIẤY TỜ VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HAY KHÔNG?

40 Lượt xem

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN  GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

433 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng