XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO KHI CÓ HÀNH VI LẤN CHIẾM ĐẤT ĐAI

Trong thời gian qua, tình trạng lấn chiếm đất đai vẫn diễn ra khá phổ biến, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến trật tự đất đai, mà còn gây thiệt hại về kinh tế, môi trường và xã hội. Để ngăn chặn và đẩy lùi hành vi lấn chiếm đất đai, cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng. Do vậy, việc xử phạt như thế nào khi có hành vi lấn chiếm đất đai là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều người.

- Căn cứ pháp lý:

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

- Nội dung:

1. Lấn chiếm đất đai là gì?

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì hành vi lấn, chiếm đất đai là hành vi bị nghiêm cấm.

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.”

2. Xử phạt vi phạm hành chính khi lấn chiếm đất đai

(1) Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

(2) Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

(3) Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

(4) Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp (6) thì bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

(5) Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 14 và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

(6) Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.

(7) Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các trường hợp (1), (2), (3), (4), (5) và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  • Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các các trường hợp (1), (2), (3), (4), (5); số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính khi lấn chiếm đất đai

Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đất đai là 2 năm.

Tuy nhiên khi đã hết thời hiệu xử phạt, cơ quan có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn có thể ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể kể đến như:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm lấn, chiếm. UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm lấn, chiếm đất đai.
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
  • Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định mà có được do hành vi lấn, chiếm.
  • Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, cho thuê đất không đúng quy định pháp luật; chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định…

Trên đây là nội dung "Xử phạt như thế nào khi có hành vi lấn chiếm đất đai?".

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

SỔ MỤC KÊ LÀ GÌ? CÓ ĐƯỢC XEM LÀ MỘT TRONG CÁC GIẤY TỜ VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HAY KHÔNG?
SỔ MỤC KÊ LÀ GÌ? CÓ ĐƯỢC XEM LÀ MỘT TRONG CÁC GIẤY TỜ VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HAY KHÔNG?

60 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI TỪ 01/01/2015
ĐIỀU KIỆN BÁN NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI TỪ 01/01/2015

76 Lượt xem

TÌM HIỂU VỀ VIỆC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN
TÌM HIỂU VỀ VIỆC THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN TẠI TÒA ÁN

164 Lượt xem

QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ

270 Lượt xem

TRANH CHẤP RANH GIỚI ĐẤT MÀ MỘT TRONG HAI BÊN ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THÌ KIỆN Ở TÒA TỈNH HAY TÒA HUYỆN?
TRANH CHẤP RANH GIỚI ĐẤT MÀ MỘT TRONG HAI BÊN ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THÌ KIỆN Ở TÒA TỈNH HAY TÒA HUYỆN?

128 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

64 Lượt xem

ĐẤT KHAI HOANG CÓ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG?
ĐẤT KHAI HOANG CÓ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT KHÔNG?

148 Lượt xem

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ SHOPHOUSE
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ SHOPHOUSE

72 Lượt xem

ĐÍNH CHÍNH GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MỚI NHẤT
ĐÍNH CHÍNH GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MỚI NHẤT

168 Lượt xem

HÀNH NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN TỪ NGÀY 01/01/2025
HÀNH NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN TỪ NGÀY 01/01/2025

61 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

79 Lượt xem

QUYỀN SỞ HỮU TẦNG HẦM ĐỐI VỚI NHÀ CHUNG CƯ
QUYỀN SỞ HỮU TẦNG HẦM ĐỐI VỚI NHÀ CHUNG CƯ

142 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng