LƯU Ý KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
Hợp đồng là căn cứ quan trọng để các bên thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình cũng như để giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Sau đây AV Counsel sẽ phổ biến cho Quý bạn đọc tham khảo một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng nhằm tránh những phát sinh không mong muốn.
- Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự 2015
- Nội dung:
1. Xác định loại hợp đồng
Căn cứ Điều 385 Bộ luật dân sự 2015, Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hiện nay các bên phát sinh càng nhiều loại giao dịch dân sự như mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc,…Theo quy định tại chương XVI Bộ luật Dân sự 2015, các loại hợp đồng như Hợp đồng mua bán tài sản, Hợp đồng trao đổi tài sản, Hợp đồng tặng cho tài sản, Hợp đồng vay tài sản, Hợp đồng thuê tài sản, Hợp đồng thuê khoán tài sản... Tùy từng loại hợp đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bên khác nhau. Việc xác định loại hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn chính xác căn cứ, cơ sở pháp lý để điều chỉnh hợp đồng.
2. Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng
a. Xác định căn cứ, cơ sở pháp lý điều chỉnh và tính hợp pháp
- Cần lựa chọn đúng văn bản pháp luật cụ thể như là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng
- Hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc tự do thỏa thuận, công nhận quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các bên. Để hình thành nên giao dịch này, các bên phải thỏa thuận với nhau về một việc xác định nào đó, ý chí cùng hướng về một mục đích, hay còn gọi là sự thống nhất ý chí.
Bên cạnh đó cũng đặt ra một số hạn chế đối với nội dung thỏa thuận của các bên, theo đó thỏa thuận không được “vi phạm điều cấm của luật”, “trái đạo đức xã hội” và “vi phạm lợi ích công cộng”. Đối với những vấn đề chưa rõ, cần có sự trao đổi để làm làm rõ và thống nhất ý chí giữa các bên giao kết. Tránh trường hợp còn tồn tại những vấn đề dễ dẫn đến tranh chấp và bất lợi cho các bên sau này.
b. Xác định hình thức của Hợp đồng
- Hình thức là một yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, có quan hệ biện chứng với bản chất, nội dung, giá trị, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và là công cụ để diễn đạt chí của các bên như để chứng minh sự tồn tại của sự thỏa thuận. Thông thường các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng, hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.
- Căn cứ khoản 7 Điều 683 Bộ luật dân sự 2015, Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.
- Trong một số lĩnh vực, hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép để đảm bảo hiệu lực có hợp đồng (Điều 117, 119, 122 Bộ luật dân sự 2015).
Tóm lại khi giao kết hợp đồng các bên cần lưu ý hình thức cụ thể loại hợp đồng có thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể, trừ những trường hợp pháp luật chuyên ngành yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng một hình thức cụ thể nào đó. Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì cần phải tuân theo các quy định đó để hợp đồng có hiệu lực.
c. Xác định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Do hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự theo Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 nên điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng chính là điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực. Căn cứ Điều 117 Bộ luật dân sự quy định:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
c. Xác định ngôn ngữ và thống nhất cách giải thích hợp đồng
Theo quy định tại Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015 về ngôn từ trong giải thích hợp đồng:
“Điều 404. Giải thích hợp đồng
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.”
Như vậy về quy định chung không bắt buộc hợp đồng phải lập bằng ngôn ngữ nào, trừ một số lĩnh vực chuyên ngành như chuyển giao công nghệ, xây dựng, tiêu dùng,,,
Còn đối với vấn đề hành vi giải thích hợp đồng, ta có thể thấy rằng:
- Giải thích hợp đồng có thể thực hiện thông qua 2 hành vi: làm rõ nghĩa cho sự diễn đạt của một hay nhiều nội dung của hợp đồng; bổ sung các thiếu sót trong một hay nhiều quy định của hợp đồng.
- Chủ thể của hoạt động giải thích này là thẩm phán hoặc các chủ thể khác tùy nền tài phán khác nhau.
- Đối tượng đặc trưng: xác định ý chí chung của các bên giao kết hợp đồng.
- Bản chất: làm rõ nghĩa hay bổ sung các nội dung còn thiếu của hợp đồng, vì vậy thẩm phán không có quyền thay đổi nội dung của hợp đồng.
d. Xác định các bên liên quan khi thực hiện hợp đồng
Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng có sự can thiệp của bên liên quan thì các bên cần xác định và nêu rõ trong hợp đồng. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao niềm tin cho đối tác cũng như quyền lợi của mình khi có tình huống xấu xảy ra.
Việc soạn thảo một hợp đồng, còn nhiều vấn đề mà các bên cần lưu ý để có một giao dịch toàn diện hơn, tránh những tranh chấp, phát sinh không đáng có.Với đội ngũ luật sư am hiểu pháp luật, có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, AV Counsel sẽ hỗ trợ Quý khách hàng toàn diện trong vấn đề soạn thảo hợp đồng, giúp khách hàng trong quá trình thương thảo, ký kết, thực hiện hợp đồng. Đến với Vina Lawyer, khách hàng cần cung cấp một số thông tin cơ bản sau:
- Thông tin các bên chủ thể của Hợp đồng (thông tin cá nhân/tổ chức);
- Loại hợp đồng
- Nội dung cơ bản của Hợp đồng hai bên hướng tới;
- Quyền và trách nhiệm cơ bản của các bên (nếu hai bên đã có thỏa thuận cơ bản);
- Giá trị hợp đồng và phương thức, thời hạn thanh toán thanh toán;
- Thời hạn của Hợp đồng;
- Cơ quan giải quyết tranh chấp được chỉ định (nếu có).
- Trường hợp khách hàng chưa có các thông tin cụ thể nêu trên, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng những thông tin chưa cụ thể để khách hàng có cái nhìn toàn diện về hợp đồng sẽ được soạn thảo trong tương lai....
Khi nhận được hợp đồng, khách hàng cần thực hiện những vấn đề sau
- Đọc kĩ các điều khoản trong hợp đồng
- Kiểm tra tính chính xác các thông tin trong hợp đồng
- Liên hệ để được giải đáp nếu có thắc mắc các điều khoản được soạn trong hợp đồng
- Trường hợp có tình huống phát sinh liên quan đến hợp đồng cần liên hệ để được luật sư tư vấn
Trên đây là nội dung về những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng.
_________________________________
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL
Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel
https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/
Website: https://avcounsel.com/
Email: info.avcounsel@gmail.com
Hotline: 094.333.4040
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Xem thêm