TỰ DO LỰA CHỌN HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TRONG KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT

Hình thức của hợp đồng là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện bản chất của hợp đồng, là hình thức biểu lộ ý chí của mỗi bên và đồng thời thể hiện sự thống nhất ý chí giữa các bên. Tự do lựa chọn hình thức hợp đồng là quyền tự quyết của các bên trong việc lựa chọn một hình thức hay nhiều hình thức khác nhau khi đề nghị giao kết, chấp nhận đề nghị giao kết và thể hiện ý chí chung của các bên. Tuy nhiên, không có tự do tuyệt đối hay tự do không giới hạn mà quyền tự do phải đảm bảo và bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật.

- Cơ sở pháp lý

  • Bộ Luật Dân sự năm 2015;
  • Luật đất đai năm 2013;
  • Luật nhà ở 2014;
  • Luật Công chứng 2014;
  • Nghị định 102/2017 ngày 01 tháng 9 năm 2017 quy định về Đăng ký biện pháp bảo đảm.

- Nội dung

Ngoại lệ của quyền tự do lựa chọn hình thức hợp đồng không chỉ tồn tại ở việc bắt buộc hình thức hợp đồng phải được lập thành văn bản mà còn quy định một số loại hợp đồng bắt buộc phải theo thủ tục “đặc biệt” như văn bản có công chứng, chứng thực, phải đăng ký. Khoản 2 Điều 119 quy định: “Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.

Lợi ích chủ yếu của việc hợp đồng công chứng, chứng thực, đăng ký là giúp các bên soạn thảo, giao kết hợp đồng chặt chẽ, rõ ràng, hạn chế sai sót cũng như là rủi ro pháp lý khi giao dịch.

2.1. Hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực

Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này”. Tuy nhiên, với các hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì không bắt buộc, các bên có thể thực hiện công chứng hoặc chứng thực nếu có nhu cầu.

Đối với nhà ở, Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014 quy định: “Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Riêng trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu."

2.2. Hợp đồng phải đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc đăng ký bảo đảm

Ngoài việc quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Pháp luật còn quy định một số loại hợp đồng còn phải được đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc đăng ký bảo đảm đối với hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 95 Luật đất đai 2013 quy định về đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau: “Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu”.

Về đăng ký giao dịch bảo đảm, pháp luật quy định minh thị về vấn đề này tại Nghị định 102/2017 như sau: “Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm”. Việc đăng ký tài sản có ý nghĩa công bố công khai về tài sản, giao dịch đó đang chịu sự quản lý, kiểm soát, làm chủ của chủ thể đăng ký và có giá trị pháp lý với người thứ ba trong giao dịch.

3. Kết luận

Về nguyên tắc, việc lựa chọn hình thức nào để giao kết hợp đồng do các bên tham gia hợp đồng quyết định trên cơ sở tự do hợp đồng. Tuy vậy, khác với hợp đồng bằng lời nói vốn dĩ không để lại bằng chứng, hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký đảm bảo sự thể hiện rõ ràng ý chí các bên cũng như từng điều khoản hợp đồng mà các bên muốn cam kết. Mặt khác, những hợp đồng, giao dịch được công chứng, chứng thực, đăng ký thì có giá trị về mặt pháp lý đối với các bên và “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.” (Khoản 3 Điều 5 Luật công chứng 2014).

Trên đây là những nội dung chia sẻ của AV Counsel liên quan đến lựa chọn hình thức hợp đồng.

_________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

NGUỒN CỦA CHỨNG CỨ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ
NGUỒN CỦA CHỨNG CỨ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ

66 Lượt xem

LƯU Ý KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
LƯU Ý KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG

67 Lượt xem

ĐÓNG THUẾ KHI LÀM AFFILIATE NHƯ THẾ NÀO?
ĐÓNG THUẾ KHI LÀM AFFILIATE NHƯ THẾ NÀO?

82 Lượt xem

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA GIẤY KHAI TỬ
GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA GIẤY KHAI TỬ

97 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG GIẢ CÁCH?
THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG GIẢ CÁCH?

113 Lượt xem

HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ
HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

73 Lượt xem

BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý QUAY LÉN, ĐƯA HÌNH ẢNH CÁ NHÂN CÙNG VỚI THÔNG TIN KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT LÊN TRANG MẠNG THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?
BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý QUAY LÉN, ĐƯA HÌNH ẢNH CÁ NHÂN CÙNG VỚI THÔNG TIN KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT LÊN TRANG MẠNG THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?

78 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ Ở/QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG VỚI NGƯỜI KHÁC HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ Ở/QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG VỚI NGƯỜI KHÁC HAY KHÔNG?

125 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

71 Lượt xem

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ ÁN DÂN SỰ
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ ÁN DÂN SỰ

70 Lượt xem

KHI YÊU CẦU HỦY SỔ ĐỎ CÓ PHẢI MỌI TRƯỜNG HỢP ĐỀU PHẢI ĐƯA CƠ QUAN ĐÃ CẤP SỔ THAM GIA VỚI TƯ CÁCH NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI NGHĨA VỤ LIÊN QUAN HAY KHÔNG?
KHI YÊU CẦU HỦY SỔ ĐỎ CÓ PHẢI MỌI TRƯỜNG HỢP ĐỀU PHẢI ĐƯA CƠ QUAN ĐÃ CẤP SỔ THAM GIA VỚI TƯ CÁCH NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI NGHĨA VỤ LIÊN QUAN HAY KHÔNG?

157 Lượt xem

HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI NỢ THẺ TÍN DỤNG
HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI NỢ THẺ TÍN DỤNG

78 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng