SỔ ĐỎ BỊ NGƯỜI KHÁC CHIẾM GIỮ CÓ THỂ KIỆN ĐÒI LẠI HAY KHÔNG?

Câu hỏi: Tôi có đưa cho em gái tôi một sổ đỏ đứng tên tôi để nhờ em tôi giữ hộ vì tôi đi vắng nhiều ngày, nhưng sau khi tôi quay về lấy lại sổ thì em tôi không trả và diện nhiều lý do khác nhau. Nhưng tôi biết ý định của em tôi là muốn được chia thêm phần trong phần đất này, do trước đây ba mẹ đã phân chia cho cả hai chị em rồi, tôi và em tôi đều đã được cấp sổ đỏ riêng. Nay tôi không có cách nào để lấy lại sổ đỏ từ em tôi, xin hỏi Luật sư tôi có thể kiện để đòi sổ đỏ được không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đến AV Counsel. Trường hợp này AV Counsel trả lời như sau:

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Luật Đất đai 2013;
  • Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 2022 của Quốc hội (“Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam);
  • Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 Tòa án nhân dân tối cao V/v thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

- Nội dung:

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) có phải là tài sản?

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.”

Bên cạnh đó, khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định, Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác tại Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 Tòa án nhân dân tối cao, Giấy tờ có giá bao gồm:

"- Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;

- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;

- Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;

- Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);

- Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”.

Như vậy, Sổ đỏ không phải là một loại tài sản. Khi bị người khác lấy sổ đỏ, tuy không phải là một loại tài sản nhưng sổ đỏ được xem là một chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp, vì thế nếu chủ sở hữu sổ đỏ bị chiếm giữ sổ đỏ thì có thể sẽ bị ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sử dụng đất, quyền dân sự của bản thân có thể dẫn đến thiệt hại cho chủ sở hữu (nhất là trong các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất). Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Bộ luật Dân sự về Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền “2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.”

Và theo khoản 2 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

“Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

...

2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”

Theo Điều 164 Bộ luật dân sự quy định:

“Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại...”

Như vậy, hoàn toàn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại sổ đỏ, chấm dứt hành vi cản trở thực hiện quyền của người sử dụng đất thì Tòa án nhân dân sẽ thụ lý giải quyết đối với tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

_________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN

161 Lượt xem

BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý QUAY LÉN, ĐƯA HÌNH ẢNH CÁ NHÂN CÙNG VỚI THÔNG TIN KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT LÊN TRANG MẠNG THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?
BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý QUAY LÉN, ĐƯA HÌNH ẢNH CÁ NHÂN CÙNG VỚI THÔNG TIN KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT LÊN TRANG MẠNG THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?

95 Lượt xem

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC LÀ GÌ? CHI TIẾT ĐẶC ĐIỂM MỚI NHẤT 2024
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC LÀ GÌ? CHI TIẾT ĐẶC ĐIỂM MỚI NHẤT 2024

121 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐÃ CÔNG CHỨNG KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐÃ CÔNG CHỨNG KHÔNG?

2367 Lượt xem

HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI NỢ THẺ TÍN DỤNG
HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI NỢ THẺ TÍN DỤNG

92 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

85 Lượt xem

LƯU Ý 4 VẤN ĐỀ KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
LƯU Ý 4 VẤN ĐỀ KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

295 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ Ở/QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG VỚI NGƯỜI KHÁC HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ Ở/QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG VỚI NGƯỜI KHÁC HAY KHÔNG?

141 Lượt xem

HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ
HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

85 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ
QUY ĐỊNH VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ

118 Lượt xem

ĐÓNG THUẾ KHI LÀM AFFILIATE NHƯ THẾ NÀO?
ĐÓNG THUẾ KHI LÀM AFFILIATE NHƯ THẾ NÀO?

99 Lượt xem

SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỦY BỎ, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU?
SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỦY BỎ, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU?

2461 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng