HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI NỢ THẺ TÍN DỤNG

Sau vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu phải trả hơn 8,8 tỷ đồng gây xôn xao dư luận, điều được nhiều người quan tâm là không trả nợ thẻ tín dụng bị phạt thế nào, liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Sau đây AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn đọc về nội dung này thông qua bài viết sau:

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
  • Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng;
  • Thông tư 17/2021/TT-NHNN ngày 16/11/2021 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016;
  • Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

- Nội dung:

1. Thẻ tín dụng là gì?

Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN, Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.

Như vậy, khi dùng thẻ tín dụng khách hàng sẽ được cho vay tiền trong hạn mức tín dụng này để chi tiêu trước, sau đó thanh toán lại cho ngân hàng toàn bộ khoản vay hoặc trả góp hàng tháng. Thông thường, Thẻ tín dụng có các chức năng thanh toán sau:

- Thanh toán sau: khách hàng sẽ dùng số tiền mà thẻ được cấp để trả trước các khoản phí bất kỳ, sau đó hoàn trả lại ngân hàng trong thời gian quy định.

- Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là sử dụng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt tại máy ATM thay cho thẻ ghi nợ, là khoản tạm vay trong thẻ tín dụng, không phải là giao dịch rút tiền từ tài khoản của thẻ ghi nợ hay tiết kiệm.

- Trả góp: Hiện nay có rất nhiều cơ sở và trang thương mại điện tử cho phép trả góp mua sắm thông qua thẻ tín dụng các sản phẩm như: điện thoại, laptop, TV… với đa dạng kỳ hạn trả góp phổ biến từ 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng đến 24 tháng với lãi suất từ 0 - 10%/năm.

2. Nợ thẻ tín dụng không thanh toán thì sẽ gặp những vấn đề gì?

Như đã trình bày ở trên, sử dụng thẻ tín dụng là việc sử dụng tiền trong một hạn mức và phải trả cho ngân hàng theo một thời gian nhất định. Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay trong khoảng thời gian này, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng.

Trường hợp để các khoản nợ thành nợ quá hạn thì phải chịu trách nhiệm pháp lý, như:

a. Chịu tiền lãi do chậm thanh toán

Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Thông tư 19/2016/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN) về nguyên tắc sử dụng thẻ: “Khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã giao kết với TCPHT.”

Căn cứ Khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

b. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Nợ thẻ tín dụng quá hạn là trách nhiệm dân sự, tuy nhiên có thể bị truy cứu về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 105, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể như sau:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

_________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage:  https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

LƯU Ý KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
LƯU Ý KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG

67 Lượt xem

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA GIẤY KHAI TỬ
GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA GIẤY KHAI TỬ

97 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ
QUY ĐỊNH VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ

102 Lượt xem

SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỦY BỎ, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU?
SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỦY BỎ, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU?

2449 Lượt xem

CÁCH TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT)
CÁCH TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT)

113 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

71 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG GIẢ CÁCH?
THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG GIẢ CÁCH?

113 Lượt xem

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỨA THƯỞNG
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỨA THƯỞNG

71 Lượt xem

NGUỒN CỦA CHỨNG CỨ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ
NGUỒN CỦA CHỨNG CỨ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ

67 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐÃ CÔNG CHỨNG KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐÃ CÔNG CHỨNG KHÔNG?

2355 Lượt xem

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC LÀ GÌ? CHI TIẾT ĐẶC ĐIỂM MỚI NHẤT 2024
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC LÀ GÌ? CHI TIẾT ĐẶC ĐIỂM MỚI NHẤT 2024

106 Lượt xem

SỔ ĐỎ BỊ NGƯỜI KHÁC CHIẾM GIỮ CÓ THỂ KIỆN ĐÒI LẠI HAY KHÔNG?
SỔ ĐỎ BỊ NGƯỜI KHÁC CHIẾM GIỮ CÓ THỂ KIỆN ĐÒI LẠI HAY KHÔNG?

159 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng