THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ ÁN DÂN SỰ

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với vụ án dân sự được xem xét như thế nào? Sau đây AV Counsel chia sẻ cho Quý bạn đọc thông qua bài viết sau.

- Cơ sở pháp lý:

  • Hiến pháp 2013;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Luật Tố tụng hành chính 2015;
  • Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014;
  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

- Nội dung:

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án được xác định theo loại việc, các cấp và theo lãnh thổ.

1. Thẩm quyền theo loại việc của Tòa án

Theo quy định tại Điều 28, 30, 32 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án thụ lý các tranh chấp theo loại vụ án dân sự; hôn nhân và gia đình; kinh doanh, thương mại, lao động. Ngoài ra tòa án còn có thẩm quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, trong trường hợp này cần phân biệt với thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án tại Điều 31, 32 Luật Tố tụng hành chính 2015, các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Thẩm quyền của Tòa án các cấp

Phân biệt thẩm quyền của các cấp Tòa án nhằm đảm bảo cho việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự nhằm tránh chồng chéo giữa các cấp Tòa án. Theo quy định của Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức TAND 2014 thì hệ thống tổ chức cùa tòa án nhân dân bao gồm 04 cấp đó là: TAND tối cao, TAND cấp cao, TAND cấp tỉnh/TP trực thuộc trung ương (TAND cấp tỉnh), TAND cấp huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (TAND cấp huyện).

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, các tranh chấp dân sự có thể được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp huyện hoặc TAND cấp xã.

a. Thẩm quyền của TAND cấp huyện

Thẩm quyền của TAND cấp huyện được quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, gồm:

"Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này; 

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này. 

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này; 

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này; 

c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này; 

d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra theo Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

2. Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

3. Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

b. Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh

Căn cứ khoản 3 Điều 35, Khoản 2 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự, TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp như sau:

- Các tranh chấp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác cho cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện, trừ tranh chấp quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình.

- Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh tự mình lấy lên giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Bộ luật tố tụng dân sự không quy định cụ thể đó là những tranh chấp nào, tuy nhiên cần lưu ý đối với các vụ án phức tạp, việc xác minh, thu thập chứng cứ có nhiều khó khăn hoặc cần đảm bảo tính khách quan trong quá trình giải quyết; phải giám định kỹ thuật phức tạp; vụ án liên quan đến nhiều đương sự, tài sản tranh chấp ở nhiều địa phương khác nhau; đương sự là cán bộ chủ chốt ở địa phương, những người có uy tín trong tôn thấy mà xét thấy việc xét xử ở tòa án cấp huyện không đáp ứng yêu cầu về tính chính trị hoặc vụ việc liên quan đến Thẩm phán, Phó Chánh án, Chánh án tòa cấp huyện; vụ án được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Là việc xác định một tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án địa phương cụ thể nào, nhằm xác định thẩm quyền của tòa án cùng cấp với nhau. Việc phân định này xuất phát từ cách tổ chức hệ thống Tòa án theo địa giới hành chính của nước ta. Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

- Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

- Đối với các tranh chấp có đối tượng tranh chấp không phải là bất động sản, thẩm quyền theo lãnh thổ được xác định:

+ Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

+ Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Thỏa thuận của đương sự không trái với quy định của pháp luật Tố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa án các cấp và thẩm quyền của tòa án về giải quyết tranh chấp có đối tượng là bất động sản. Trong giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án, đương sự phải nộp cho Tòa án văn bản thỏa thuận cùng với đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ xác định thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án.

+ Trong trường hợp nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết thì việc lựa chọn theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự.

+ Trường hợp không có thỏa thuận của các bên đương sự hoặc có thỏa thuận nhưng thỏa thuận đó vô hiệu, không thuộc trường hợp nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu là cơ quan, tổ chức) có thẩm quyền giải quyết.

Trên đây là nội dung chia sẻ của AV Counsel liên quan đến "Thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với vụ án dân sự" kính mời quý bạn đọc tham khảo, góp ý.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

HƯỚNG DẪN 3 CÁCH ĐĂNG KÝ MÃ SỐ THUẾ CÁ NHÂN ONLINE MỚI NHẤT
HƯỚNG DẪN 3 CÁCH ĐĂNG KÝ MÃ SỐ THUẾ CÁ NHÂN ONLINE MỚI NHẤT

106 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐÃ CÔNG CHỨNG KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐÃ CÔNG CHỨNG KHÔNG?

2367 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ Ở/QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG VỚI NGƯỜI KHÁC HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ Ở/QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG VỚI NGƯỜI KHÁC HAY KHÔNG?

141 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

86 Lượt xem

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC LÀ GÌ? CHI TIẾT ĐẶC ĐIỂM MỚI NHẤT 2024
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC LÀ GÌ? CHI TIẾT ĐẶC ĐIỂM MỚI NHẤT 2024

121 Lượt xem

TỰ DO LỰA CHỌN HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TRONG KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT
TỰ DO LỰA CHỌN HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TRONG KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT

539 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG GIẢ CÁCH?
THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG GIẢ CÁCH?

129 Lượt xem

TUYÊN BỐ MẤT TÍCH THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT DÂN SỰ
TUYÊN BỐ MẤT TÍCH THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT DÂN SỰ

367 Lượt xem

SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỦY BỎ, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU?
SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỦY BỎ, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU?

2462 Lượt xem

NGUỒN CỦA CHỨNG CỨ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ
NGUỒN CỦA CHỨNG CỨ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ

82 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ
QUY ĐỊNH VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ

119 Lượt xem

HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ
HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

85 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng