NGUỒN CỦA CHỨNG CỨ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ

Nguồn chứng cứ là nguồn chứa đựng thông tin đề cơ quan có thẩm quyền có cơ sở xét xử. Vậy nguồn chứng cứ gồm những gì? AV Counsel sẽ phân tích qua bài viết sau.

- Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Luật Giám định tư pháp 2012;
  • Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/07/2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.

- Nội dung:

1. Chứng cứ là gì?

Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Như vậy, Chứng cứ là những gì giúp làm sáng tỏ sự thật của vụ án hoặc tính hợp pháp hoặc có căn cứ trong yêu cầu của đương sự. Chứng cứ chỉ phục vụ cho một sự việc có thể xảy ra hoặc đang được giải quyết. Giữa những sự kiện, tình tiết có thật được thu thập được xác định là chứng cứ và đưa vào sử dụng trong quá trình chứng minh đều là chứng cứ có giá trị chứng minh các tình tiết phải chứng minh trong vụ kiện.

2. Giá trị chứng minh của chứng cứ

Được nhìn nhận trên cả 2 phương diện

Thứ nhất, có thể là sự chứng minh tính đúng đắn hoặc không đúng đắn của tình tiết, sự kiện được coi là tình tiết khách quan của vụ án. Theo đó mọi sự việt, hiện tượng chứng minh tính chân lý của vụ kiện đều là chứng cứ. Chứng cứ tồn tại khách quan dưới những hình thức khác nhau, nó có thể sinh ra, thay đổi về hình thức và nội dung, vì vậy chỉ có thể tìm ra chứng cứ chứ không phải tạo ra chứng cứ.

Trong nhiều trường hợp, những thông tin thực tế sẽ không được thừa nhận là những chứng cứ nêu được rút ra từ những nguồn bị pháp luật hạn chế. Chính vì vậy những sự kiện, tình tiết được chứa đựng trong nguồn chứng cứ mới có giá trị chứng minh.

Thứ hai, chứng minh có tính cơ sở hoặc không có cơ sở trong yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

3. Nguồn của chứng cứ và xác định chứng cứ

Chứng cứ là cái chi tiết, cụ thể nguồn chứng cứ là cái bao quát chung. Theo quy định tại Điều 94, 95 Bộ luật Tố tụng dân sự, chứng cứ được xác định từ các nguồn sau đây:

Thứ nhất, Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

Tài liệu đọc được được xem là chứng cứ nếu là bản chính (hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho....). Trong trường hợp không có bản gốc thì có thể là bản sao (được công chứng, chứng thực hợp pháp). Bản chính là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở để xác lập ra bản sao. Trường hợp tài liệu đọc được nội dung bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và phải kèm theo tài liệu này bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng chứng thực hợp pháp.

Đối với tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo là văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này là một trong những chứng cứ đặc biệt quan trọng vì trong các tài liệu, giấy tờ liên quan đến vụ kiện bao giờ cũng chứa đựng những thông tin, những sự kiện liên quan đến tình tiết của vụ việc.

Thứ hai, các thông điệp dữ liệu điện tử. Được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về Giao dịch điện tử.

Thứ ba, Vật chứng, là những vật khác nhau của thế giới vật chất, trong vụ việc dân sự, vật chứng phải luôn là hiện vật gốc có tính đặc định, liên quan đến vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý. Giá trị chứng minh của các vật chứng thể hiện ở tính đặc định của các vật đó (phân biệt với các vật cùng loại). Nếu chứng cứ không được bảo quản tốt để giữ gìn tính đặc định của vật thì vật chứng sẽ mất hết hoặc giảm giá trị vật chứng minh. Khi thu thập các vật chứng, chủ thể chứng minh phải lập biên bản hoặc miêu tả chi tiết hình thức và các tính chất lý hóa của vật.

Thứ tư, lời khai của các đương sự, người làm chứng.

Đương sự là người có quyền và lợi ích gắn liền với vụ việc dân sự, tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật. Còn người làm chứng là những người biết thông tin liên quan đến vụ kiện nhưng lại không có quyền lợi, nên lời khai của họ mang tính khách quan hơn, nhưng cũng thận trọng trong trường hợp người làm chứng cố ý khai gian dối (người làm chứng bị mua chuộc, dụ dỗ hoặc thậm chí bị đe dọa, hành hung).

Thứ năm, kết luận giám định, là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, được ghi nhận tại Luật Giám định tư pháp 2012 và Nghị định 85/2013/NĐ-CP ngày 29/07/2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.

Kết luận giám định là một kết luận khoa học về chuyên môn được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc được trình bày tại phiên tòa, được đưa ra sau khi nghiên cứu những vấn đề cần vận dụng kiến thức chuyên môn trả lời cho những vấn đề cho Tòa án trưng cầu. Đây là nguồn chứng cứ quan trọng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ việc dân sự, thậm chí trong nhiều vụ kiện, kết luận giám định có tính chất quyết định đối với phán quyết của tòa án.

Thứ sáu, biên bản ghi âm thẩm định tại chỗ, được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Đương sự phải có đơn yêu cầu đề nghị Tòa xem xét thẩm định tại chỗ, Tòa án xem xét và ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ. Quyết định này được gửi đến cho UBND cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, được giao/gửi cho các đương sự.

Thứ bảy, Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản, được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.Theo quy định tại Nghị định 89/2013/NĐ-CP, theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản tiến hành thẩm định giá.

Thứ tám, văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập, được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Thứ chín, Văn bản công chứng, chứng thực, được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Cuối cùng, các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo thủ tục, điều kiện mà pháp luật quy định.

Trên đây là nội dung Nguồn của chứng cứ trong vụ việc dân sự, mời Quý bạn đọc tham khảo, góp ý.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

LƯU Ý 4 VẤN ĐỀ KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
LƯU Ý 4 VẤN ĐỀ KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

283 Lượt xem

KHI YÊU CẦU HỦY SỔ ĐỎ CÓ PHẢI MỌI TRƯỜNG HỢP ĐỀU PHẢI ĐƯA CƠ QUAN ĐÃ CẤP SỔ THAM GIA VỚI TƯ CÁCH NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI NGHĨA VỤ LIÊN QUAN HAY KHÔNG?
KHI YÊU CẦU HỦY SỔ ĐỎ CÓ PHẢI MỌI TRƯỜNG HỢP ĐỀU PHẢI ĐƯA CƠ QUAN ĐÃ CẤP SỔ THAM GIA VỚI TƯ CÁCH NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI NGHĨA VỤ LIÊN QUAN HAY KHÔNG?

157 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

71 Lượt xem

TỰ DO LỰA CHỌN HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TRONG KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT
TỰ DO LỰA CHỌN HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TRONG KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT

527 Lượt xem

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ ÁN DÂN SỰ
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ ÁN DÂN SỰ

70 Lượt xem

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC LÀ GÌ? CHI TIẾT ĐẶC ĐIỂM MỚI NHẤT 2024
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC LÀ GÌ? CHI TIẾT ĐẶC ĐIỂM MỚI NHẤT 2024

106 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐÃ CÔNG CHỨNG KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐÃ CÔNG CHỨNG KHÔNG?

2355 Lượt xem

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN

145 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG GIẢ CÁCH?
THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG GIẢ CÁCH?

113 Lượt xem

SỔ ĐỎ BỊ NGƯỜI KHÁC CHIẾM GIỮ CÓ THỂ KIỆN ĐÒI LẠI HAY KHÔNG?
SỔ ĐỎ BỊ NGƯỜI KHÁC CHIẾM GIỮ CÓ THỂ KIỆN ĐÒI LẠI HAY KHÔNG?

159 Lượt xem

HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI NỢ THẺ TÍN DỤNG
HẬU QUẢ PHÁP LÝ KHI NỢ THẺ TÍN DỤNG

78 Lượt xem

BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý QUAY LÉN, ĐƯA HÌNH ẢNH CÁ NHÂN CÙNG VỚI THÔNG TIN KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT LÊN TRANG MẠNG THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?
BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý QUAY LÉN, ĐƯA HÌNH ẢNH CÁ NHÂN CÙNG VỚI THÔNG TIN KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT LÊN TRANG MẠNG THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?

78 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng