HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

Hợp đồng là một phần thiết yếu trong đời sống xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập, chuyển giao quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia giao dịch dân sự. Tuy nhiên, bên cạnh những hợp đồng hợp pháp, vẫn tồn tại những trường hợp hợp đồng được lập ra một cách giả tạo, nhằm che giấu mục đích thực sự của các bên. Những hợp đồng này được gọi là hợp đồng giả tạo.

- Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự năm 2015.

- Nội dung:

1. Hợp đồng giả tạo trong giao dịch dân sự là gì?

Trong các quy định của BLDS nhiều lần nhắc đến thuật ngữ “giả tạo” nhưng không có điều luật nào giải thích cụ thể “giả tạo” là gì.

Theo góc độ ngôn ngữ, “giả tạo” được hiểu là một hành động hay ý chí được thể hiện ra bên ngoài nhằm che giấu một vấn đề nào đó.

Tại Điều 124 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau:

“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”.

Do vậy, hợp đồng giả tạo trong dịch dân sự có thể được hiểu là hợp đồng dân sự được các bên giao kết nhằm che giấu một hợp đồng dân sự có thật nào đó.

2. Các trường hợp giả tạo trong giao kết hợp đồng:

Trong thực tế, có rất nhiều hợp đồng dân sự giả tạo và các hợp đồng này rất đa dạng về cách thức giả tạo. Tựu trung lại thì có một số cách thức giả tạo như sau:

Thứ nhất, giả tạo về chủ thể của hợp đồng.

Ví dụ trong trường hợp, chị X muốn mua một mảnh đất nông nghiệp của anh Z nhưng không thuộc đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai. Chị X đã nhờ chị Y là người đủ điều kiện để mua mảnh đất nói trên. Do đó đã có một hợp đồng chuyển nhượng đất giữa chị Y và anh Z nhưng trên thực tế, anh Z chuyển nhượng đất cho chị X chứ không phải chuyển nhượng đất cho chị Y.

Có thể thấy, duy chỉ có một bên chuyển nhượng đất là anh Z nhưng lại có hai chủ thể nhận chuyển nhượng đất là chị X và chị Y thông qua hai hợp đồng khác nhau. Hợp đồng chuyển nhượng giữa chị Y với anh Z được xem là hợp đồng giả tạo và hợp đồng chuyển nhượng giữa chị X với anh Z mới là hợp đồng thực tế.

Thứ hai, giả tạo về nội dung của hợp đồng.

Ví dụ, trong một hợp đồng cho vay tiền các bên thỏa thuận lãi suất là 1%/tháng nhưng thực tế các bên lại thỏa thuận lãi suất là 5%/tháng. Có thể thấy, các bên đã thay đổi nội dung của hợp đồng.

Thứ ba, giả tạo về bản chất của hợp đồng.

Ví dụ, các bên giao dịch mua bán đất nhưng lại làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất. Hai hợp đồng này có bản chất khác nhau, các bên đã thay đổi bản chất của hợp đồng. Hợp đồng giả tạo là hợp đồng tặng cho nhưng hợp đồng thực tế lại là hợp đồng mua bán.

Thứ tư, giả tạo về mục đích của hợp đồng.

Ví dụ, ông A là người có nghĩa vụ trả nợ theo bản án đã có, tài sản duy nhất của ông A là chiếc ô tô 7 chỗ. Ông A nhằm để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ của mình nên đã lập một hợp đồng mua bán ô tô này với ông B nhưng chỉ ký kết hợp đồng mà không có việc giao tiền, giao xe trên thực tế. Có thể thấy, hợp đồng mua bán ô tô không có mục đích mua bán mà mục đích chính của ông B là để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Trên thực tế, việc giả tạo trong giao kết hợp đồng dân sự rất phổ biến và giả tạo bởi nhiều cách thức khác nhau, khó phân biệt được bởi đó là ý chí của những người giao kết. Ý chí thường không có biểu hiện cụ thể nên không phải trong trường hợp nào cũng phân biệt được mà phải dựa vào nhiều cơ sở khác nhau để xác định được có sự giả tạo trong giao kết hợp đồng hay không.

3. Xử lý hậu quả của hợp đồng giả tạo:

Tại Điều 124 BLDS năm 2015:

“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”.

Đối với hợp đồng giả tạo: hợp đồng giả tạo sẽ bị vô hiệu bởi thường các hợp đồng giả tạo chỉ tồn tại về mặt hình thức nhưng lại không được thực hiện trên thực tế.

Đối với hợp đồng thực tế (hợp đồng bị che giấu): hợp đồng thực tế vẫn có hiệu lực pháp luật nếu không thuộc trường hợp bị vô hiệu theo quy định của BLDS và các luật khác có liên quan.

Ví dụ trường hợp hợp đồng thực tế có hiệu lực: trong trường hợp các bên giao dịch mua bán đất nhưng lại làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất thì hợp đồng tặng cho là hợp đồng giả tạo bị vô hiệu nhưng hợp đồng mua bán đất vẫn có hiệu lực pháp luật.

Ví dụ trường hợp hợp đồng thực tế không có hiệu lực: trong ví dụ mua bán đất nông nghiệp giữa chị X, chị Y và anh Z ở trên, hợp đồng giả tạo giữa anh Y và chị Z đương nhiên vô hiệu và hợp đồng thực tế giữa anh Y và chị X cũng bị vô hiệu bởi hợp đồng này vi phạm vào điều cấm của Luật Đất đai .

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 131 BLDS 2015):

  • Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Trên đây là nội dung HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ.

_________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

LƯU Ý KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
LƯU Ý KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG

67 Lượt xem

SỔ ĐỎ BỊ NGƯỜI KHÁC CHIẾM GIỮ CÓ THỂ KIỆN ĐÒI LẠI HAY KHÔNG?
SỔ ĐỎ BỊ NGƯỜI KHÁC CHIẾM GIỮ CÓ THỂ KIỆN ĐÒI LẠI HAY KHÔNG?

159 Lượt xem

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA GIẤY KHAI TỬ
GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA GIẤY KHAI TỬ

98 Lượt xem

QUYẾT TOÁN THUẾ LÀ GÌ? ĐỐI TƯỢNG VÀ HỒ SƠ QUYẾT TOÁN THUẾ THEO QUY ĐỊNH
QUYẾT TOÁN THUẾ LÀ GÌ? ĐỐI TƯỢNG VÀ HỒ SƠ QUYẾT TOÁN THUẾ THEO QUY ĐỊNH

96 Lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ
QUY ĐỊNH VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ

102 Lượt xem

SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỦY BỎ, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU?
SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỦY BỎ, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU?

2450 Lượt xem

CÁCH TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT)
CÁCH TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT)

113 Lượt xem

THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG GIẢ CÁCH?
THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG GIẢ CÁCH?

114 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐÃ CÔNG CHỨNG KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐÃ CÔNG CHỨNG KHÔNG?

2355 Lượt xem

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỨA THƯỞNG
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỨA THƯỞNG

71 Lượt xem

BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý QUAY LÉN, ĐƯA HÌNH ẢNH CÁ NHÂN CÙNG VỚI THÔNG TIN KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT LÊN TRANG MẠNG THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?
BỊ NGƯỜI KHÁC CỐ Ý QUAY LÉN, ĐƯA HÌNH ẢNH CÁ NHÂN CÙNG VỚI THÔNG TIN KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT LÊN TRANG MẠNG THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO?

78 Lượt xem

ĐÓNG THUẾ KHI LÀM AFFILIATE NHƯ THẾ NÀO?
ĐÓNG THUẾ KHI LÀM AFFILIATE NHƯ THẾ NÀO?

83 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng