GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA GIẤY KHAI TỬ

Khi một người mất đi, người thân của người này sẽ có nghĩa vụ thông báo tới Ủy ban nhân dân nơi cư trú để đăng ký khai tử, kết quả của thủ tục đăng ký khai tử là Giấy khai tử. Sau đây AV Counsel sẽ chia sẽ cho Quý bạn đọc về giá trị pháp lý của giấy khai tử.

- Cơ sở pháp lý: Luật Hộ tịch 2014.

- Nội dung:

1. Giấy khai tử là gì?

Giấy khai tử là một loại giấy tờ hộ tịch của cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho gia đình, người thân, người đại diện hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan để xác định một người là đã chết, trong đó xác định các thông tin về người chết như thời gian chết, địa điểm chết và nguyên nhân chết…

2. Đăng ký khai tử

a. Thẩm quyền đăng ký khai tử

Căn cứ Điều 32 Luật Hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

b. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử

Theo Điều 33 Luật Hộ tịch, Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.

c. Thủ tục đăng ký khai tử

Căn cứ Điều 34 Luật Hộ tịch, Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định (Tải mẫu tại đây) và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Ngay sau khi nhận giấy tờ trên, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.

Công chức tư pháp - hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

3. Giá trị pháp lý của giấy khai tử

- Được dùng trong hồ sơ yêu cầu công chứng để chứng minh một người đã chết và dựa vào thông tin liên quan đến người chết để xác định thời điểm mở thừa kế, xác định người thừa kế, thời điểm chấm dứt hiệu lực của giao dịch…

- Rất cần thiết khi thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc khai nhận di sản thừa kế vì giấy khai tử là căn cứ chứng minh sự kiện tử của người để lại di sản, chứng minh những người có quyền hưởng di sản và xác định những di sản để lại của người chết. Trong trường hợp người được quyền hưởng di sản chết, giấy khai tử là căn cứ giúp những người thừa kế còn lại chứng minh không còn người thừa kế nào khác (nếu người này đang không có quan hệ hôn nhân với ai và không có con), hoặc là căn cứ để xác định thừa kế thế vị (nếu người này đã có con và chết trước người để lại di sản) hay những người được hưởng thừa kế thay người này (nếu có vợ chồng, con và chết sau người để lại di sản).

- Giải quyết chế độ tử tuất;

- Xác định tài sản chung vợ chồng...

Trên đây là một số quy định liên quan đến nội dung Giá trị pháp lý của giấy khai tử mà AV Counsel muốn gửi đến quý bạn đọc.

_________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage:  https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ
HỢP ĐỒNG GIẢ TẠO TRONG GIAO DỊCH DÂN SỰ

73 Lượt xem

SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỦY BỎ, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU?
SỰ KHÁC NHAU GIỮA HỦY BỎ, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU?

2449 Lượt xem

TỰ DO LỰA CHỌN HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TRONG KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT
TỰ DO LỰA CHỌN HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TRONG KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT

527 Lượt xem

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỨA THƯỞNG
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỨA THƯỞNG

71 Lượt xem

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ ÁN DÂN SỰ
THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI VỤ ÁN DÂN SỰ

70 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ

71 Lượt xem

LƯU Ý 4 VẤN ĐỀ KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
LƯU Ý 4 VẤN ĐỀ KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

283 Lượt xem

SỔ ĐỎ BỊ NGƯỜI KHÁC CHIẾM GIỮ CÓ THỂ KIỆN ĐÒI LẠI HAY KHÔNG?
SỔ ĐỎ BỊ NGƯỜI KHÁC CHIẾM GIỮ CÓ THỂ KIỆN ĐÒI LẠI HAY KHÔNG?

159 Lượt xem

CÁCH TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT)
CÁCH TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VAT)

113 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐÃ CÔNG CHỨNG KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN ĐÃ CÔNG CHỨNG KHÔNG?

2355 Lượt xem

CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ Ở/QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG VỚI NGƯỜI KHÁC HAY KHÔNG?
CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ Ở/QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG VỚI NGƯỜI KHÁC HAY KHÔNG?

125 Lượt xem

NGUỒN CỦA CHỨNG CỨ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ
NGUỒN CỦA CHỨNG CỨ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ

67 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng