QUY ĐỊNH VỀ VIỆC NGƯỜI LẬP DI CHÚC MINH MẪN, SÁNG SUỐT

Di chúc là hành vi thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sài sang chủ thể khác sau khi chết. Hệ quả là chuyển quyền sở hữu tài sản và làm cho những người thừa kế theo pháp luật không được hưởng đúng theo các quy định về thửa kế theo pháp luật. Sau đây AV Counsel sẽ chia sẻ cho Quý bạn đọc về tinh thần minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc.

- Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2015.

- Nội dung:

Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật dân sự về người lập di chúc:

Điều 625. Người lập di chúc

1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Căn cứ quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự, Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

1. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc

Để di chúc có giá trị pháp lý, người lập di chúc phải minh mẫn sáng suốt. Bộ luật dân sự không quy định cụ thể thế nào là cá nhân “minh mẫn, sáng suốt”. Trong thực tế không hiếm trường hợp tòa án xác định một người không minh mẫn, sáng suốt.

Ví dụ tại bản án số 27/DSPT ngày 30/03/1998 của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long Tòa án đã nhận định “xét về tờ di chúc ngày 16-1-1996 các nguyên đơn khai là do ông Gấm lập không được chính quyền địa phương xác nhân vì bản di chúc viết trong thời gian ông Gấm bệnh nặng, các nguyên đơn rước ông về nuôi dưỡng, trí óc ông không còn minh mẫn, án sơ thẩm không chấp nhận di chúc của ông Gấm do các nguyên đơn xuất trình là có căn cứ.”

Tương tự ví dụ: ngày 25-2-2002 ông Kiều lập di chúc để tài sản cho bà Nhỏ và có nhiều người chứng kiến, tuy nhiên Tòa án lại nhận định án sơ thẩm công nhận di chúc của ông Kiều là không hợp pháp do ông Kiều lập di chúc trong tình trạng không minh mẫn, được thể hiện tại bút lục số 37 trong hồ sơ vụ án, bác sĩ trưởng khoa trực tiếp điều trị xác nhận ông Kiều bị tai biến mạch máu não nặng, xuất viện trong tình trạng bệnh nhân không tỉnh táo là phù hợp với lời khai của ông Lớn, ông Nhạo có mặt tại ngày lập di chúc (...) cán bộ xã đỡ ông dậy và cầm tay lăn vào di chúc. (Bản án số 98/2005/DSPT ngày 3-6-2995 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh).

2. Thời điểm người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt

Bộ luật dân sự quy định chưa thực sự rõ về vấn đề thời điểm xác định trạng thái minh mẫn, sáng suốt của cá nhân. Tuy nhiên việc quy định người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt cho phép suy luận rằng bộ luật dân sự theo hướng xác định tình trạng thái minh mẫn, sáng suốt của cá nhân vào thời điểm lập di chúc. Do đó nếu ở thời điểm lập di chúc cá nhân minh mẫn, sáng suốt nhưng sau đó không còn khả năng này thì di chúc vẫn có thể có giá trị pháp lý.

3. Cách thức xác định người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt

Minh mẫn, sáng suốt là yếu tố bên trong của con người nên rất khó đánh giá, định lượng và kết quả phụ thuộc nhiều vào nhận thức của người đánh giá. Trên thực tế thường gặp trường hợp cá nhân thay đổi ý chí nhiều lần và xác lập nhiều di chúc về tài sản của mình trong khoảng thời gian ngắn.

Điển hình như vụ theo Quyết định 231/2006/DS-GĐT ngày 28/9/2006 của Tòa án nhân dân tối cao thì vào ngày 20-9-1997 cụ Biết lập tờ truất quyền hưởng di sản với nội dung truất quyền hưởng thừa kế của bà Nguyệt cùng chồng và con nuôi của bà Nguyệt và di tặng tài sản cho ba cháu ngoại. Ngày 15-9-2000 cụ Biết lập di chúc cho vợ chồng bà Nguyệt, ông Thủy tòa bộ tài sản trên và vào ngày 3-1-2001 cụ Biết lập tờ di chúc mới. Theo tòa phúc thẩm khi lập di chúc cụ Biết thiếu sáng suốt, không minh mẫn vì cụ Biết nhiều lần lập và thay đổi nội dung di chúc. Tuy nhiên theo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao việc làm này “không có căn cứ, vì việc lập di chúc là quyền của người có tài sản và pháp luật có quy định”. Tòa giám đốc thẩm cũng theo hướng cho rằng việc cụ Biết nhiều lần lập và thay đổi di chúc là thiếu sáng suốt, không minh mẫn, từ đó không công nhận di chúc ngày 3-1-2001 của cụ Biết là không đúng.  

Như vậy bản thân việc một người thay đổi nhiều lần ý chí đoạt tài sản của mình trước khi chết không thể suy luận là họ thiếu minh mẫn, sáng suốt. Trong thực tiễn khi người lập di chúc đã cao tuổi và có những ứng xử, hành vi mâu thuẫn với nhau hay không đúng thực tế thì không có cơ sở để cho rằng người này còn minh mẫn, sáng suốt nếu không có chứng cứ khác.

Di chúc là hành vi thể hiện ý chí cá nhân để định đoạt tài sản khi chủ sở hữu chết và chúng ta chỉ nên quan tâm người lập di chúc có minh mẫn, sáng suốt hay không.

Trên đây là nội dung chia sẻ của AV Counsel liên quan đến quy định về việc lập di chúc minh mẫn, sáng suốt. Kính mời quý bạn đọc tham khảo, góp ý.

_____________________________________

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH AV COUNSEL

? Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatavcounsel

                  https://www.facebook.com/luatsuvadoanhnghiep/

? Website: https://avcounsel.com/

? Email: info.avcounsel@gmail.com

☎️ Hotline: 094.333.4040

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.


Tin tức liên quan

THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ
THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

26 Lượt xem

GIẢI THÍCH NỘI DUNG CỦA DI CHÚC
GIẢI THÍCH NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

150 Lượt xem

DI CHÚC ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
DI CHÚC ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

122 Lượt xem

THỜI HIỆU YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ
THỜI HIỆU YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ

141 Lượt xem

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN

160 Lượt xem

ĐIỀU KIỆN HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ LÀ GÌ?
ĐIỀU KIỆN HƯỞNG THỪA KẾ THẾ VỊ LÀ GÌ?

145 Lượt xem


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng